Hàng trăm người đã tụ tập tại Geneva để biểu tình phản đối cuộc bỏ phiếu việc thay thế cách đo thời gian hiện nay bằng cách tính thời gian mới. Hiện những thành viên của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đang cân nhắc số phận của giờ GMT.
Trong một hội nghị cách đây 40 năm, các nhà khoa học đã quyết định dung giờ GMT dựa trên Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), vốn là loại giờ thường được sử dụng như giờ trong những đồng hồ nguyên tử vì chính xác hơn với chuyển động xoay của địa cầu.
Và hiện thế giới chấp nhận khung giờ UTC dựa trên GMT, giờ trung bình tại Greenwich, đài thiên văn này nằm trên kinh tuyến số 0 hay còn gọi là kinh tuyến gốc tại nước Anh.
Tuy nhiên, Mỹ đề xuất chuyển sang sử dụng chuẩn Thời gian nguyên tử quốc tế (TAI) thay vì Giờ phối hợp quốc tế (UTC) hiện nay. Thời gian Nguyên tử Quốc tế là thời gian được đo bằng dao động của các sóng điện từ được phát ra do các nguyên tử hoặc phân tử chuyển dịch từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác.
Hiện thời gian được tính theo quỹ đạo ban ngày của trái đất quanh mặt trời. Tuy nhiên, trái đất đang quay với tốc độ chậm hơn do nhiều lý do, như lực tác động của thủy triều, tạo ra chênh lệch giữa chuẩn UTC và TAI.
Chính vì thế, một hiệp định sau đó được đưa ra để đồng bộ hóa hai chuẩn thời gian bằng cách thêm vào một “giây nhuận” bất cứ khi nào khoảng cách này lớn hơn 0,9 giây. Do vậy, cuộc họp ở Geneva sẽ quyết định xem có nên loại bỏ “giây nhuận” nêu trên không để hướng tới một cách tính mới./.
Trong một hội nghị cách đây 40 năm, các nhà khoa học đã quyết định dung giờ GMT dựa trên Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), vốn là loại giờ thường được sử dụng như giờ trong những đồng hồ nguyên tử vì chính xác hơn với chuyển động xoay của địa cầu.
Và hiện thế giới chấp nhận khung giờ UTC dựa trên GMT, giờ trung bình tại Greenwich, đài thiên văn này nằm trên kinh tuyến số 0 hay còn gọi là kinh tuyến gốc tại nước Anh.
Tuy nhiên, Mỹ đề xuất chuyển sang sử dụng chuẩn Thời gian nguyên tử quốc tế (TAI) thay vì Giờ phối hợp quốc tế (UTC) hiện nay. Thời gian Nguyên tử Quốc tế là thời gian được đo bằng dao động của các sóng điện từ được phát ra do các nguyên tử hoặc phân tử chuyển dịch từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác.
Hiện thời gian được tính theo quỹ đạo ban ngày của trái đất quanh mặt trời. Tuy nhiên, trái đất đang quay với tốc độ chậm hơn do nhiều lý do, như lực tác động của thủy triều, tạo ra chênh lệch giữa chuẩn UTC và TAI.
Chính vì thế, một hiệp định sau đó được đưa ra để đồng bộ hóa hai chuẩn thời gian bằng cách thêm vào một “giây nhuận” bất cứ khi nào khoảng cách này lớn hơn 0,9 giây. Do vậy, cuộc họp ở Geneva sẽ quyết định xem có nên loại bỏ “giây nhuận” nêu trên không để hướng tới một cách tính mới./.
Trà My (Vietnam+)