[Thổ Nhĩ Kỳ: Biểu tình rầm rộ bước sang ngày thứ 7]
Ban đầu, cuộc biểu tình bảo vệ môi trường này, diễn ra ở quy mô nhỏ, thể hiện sựphản đối của người dân với chính phủ trước ý định phá hủy một công viên để xâytrung tâm thương mại.
Sự "bất cẩn" của chính quyền khi sử dụng vũ lực quá mức cần thiết, cộng vớinhững phát biểu cứng rắn của người đứng đầu chính phủ - Thủ tướng Recep TayyipErdogan đã thổi bùng ngọn lửa giận dữ trong công chúng.
Đám cháy lớn...
Chỉ sau một tuần, đốm lửa nhỏ ấy đã lan rộng thành một đám cháy lớn.Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ đã lan rộng trên phạm vi toàn quốc.
Thống kê của Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các cuộc biểu tình đã vượt qua con số200 và đã lan rộng tới 67 tỉnh thành trên toàn quốc.
Biểu tình lan rộng và ngày càng leo thang thành các cuộc đụng độ giữa cảnh sátvới trang bị vòi rồng, hơi cay... và những người biểu tình với đủ loại vũ khí tựtạo như chai lọ, gạch đá, cờ, khẩu hiệu, còi xe... đã khiến ít nhất hai ngườithiệt mạng, hàng trăm người bị thương, hàng nghìn người bị bắt giữ.
Song, điều nghiêm trọng là chưa thấy có dấu hiệu về hồi kết của các cuộc biểutình này.
Bất chấp việc Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc thay mặt chính phủ, trấn anngười biểu tình bằng tuyên bố hôm 4/6 rằng "chính phủ đã rút ra được bài học từnhững gì đã xảy ra" và kêu gọi công dân có trách nhiệm nhanh chóng chấm dứt hoạtđộng biểu tình, song đám đông dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ dường như không nén nổi tứcgiận. Họ vẫn tiếp tục các hành động phản đối chính quyền.
Các cuộc biểu tình tối 4/6 của hàng chục nghìn người tại Quảng trường Taksim ởthành phố Istanbul nơi bùng phát ngọn lửa phản đối chính quyền đang rừng rựccháy và lan rộng ra cả nước, hay cuộc biểu tình tại thủ đô Alkara, với nhiều cờ,biểu ngữ, và cả dàn xe hơi bấm còi inh ỏi trong tiếng hô vang các khẩu hiệu đòiThủ tướng Erdogan phải từ chức, kết tội ông là "phát xít." Và rồi các cuộc biểutình ấy lại một lần nữa kết thúc trong hơi cay, trong những dòng nước xối xả vòirồng của nhà chức trách nhằm vãn hồi trật tự.
Làn sóng biểu tình thậm chí còn ra rộng ra bên ngoài lãnh thổ đất nước, khi ngày3/6, hàng trăm người Thổ Nhĩ Kỳ đã tụ tập bên ngoài lãnh sự quán nước này ở NewYork (Mỹ), bày tỏ tình đoàn kết với những người biểu tình trong nước.
Nhóm tin tặc Anonymous ngày 3/6 đã đánh sập trang web của Tổng thống Thổ Nhĩ KỳAbdullah Gul, và rồi trang web của Thủ tướng Erdogan, trang web của một số bộtrưởng và các cơ quan công quyền nước này liên tục bị đánh sập cho thấy làn sóngphản đối chính quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ không dễ gì dập tắt.
Điều gì đã thổi bùng ngọn lửa tức giận trong lòng dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ đến vậy?
... bùng phát từ những đốm lửa nhỏ
Báo Độc lập (Nga) ngày 5/6 cho biết đích thân Tổng thống Gun khi nói về cuộcbiểu tình ngồi đầu tiên hôm 31/5 đã cho rằng: "Những cuộc biểu tình hòa bình làmột phần của nền dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ."
Ông thừa nhận "các sự kiện vừa qua ở quốc gia này hoàn toàn nằm trong khuôn khổcủa nền dân chủ ấy," đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh và không làm tổn hạiđến hình ảnh đất nước.
Tổng thống khẳng định: "Thổ Nhĩ Kỳ đang sống theo các nguyên tắc dân chủ" và"quốc gia này tin tưởng vào các quy định của thượng tầng luật pháp."
Phó Thủ tướng Bulen Arin cũng thay mặt Chính phủ tuyên bố: "Tôi xin lỗi tất cảmọi người, là nạn nhân của bạo lực, vì cam kết bảo vệ môi trường" và thừa nhậnrằng "cuộc biểu tình ngồi đầu tiên nhằm bảo vệ công viên là đúng mực và hợppháp."
Thậm chí, Kênh truyền hình tư nhân NTV của Thổ Nhĩ Kỳ còn cho biết một số cảnhsát, những người thực thi pháp luật, cũng đứng về phía những người biểu tình khiđang thi hành công vụ.
Thế nhưng, cho dù chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã thừa nhận có những sai lầm và xinlỗi người dân, thì nhiều nơi trên khắp đất nước này vẫn bừng bừng một đám cháygiận dữ.
Các nhà phân tích quốc tế đặt câu hỏi vì sao những người biểu tình không dừnglại khi yêu cầu của họ đã được chính phủ chấp thuận. Từ chỗ Thủ tướng Erdoganban đầu tuyên bố sẽ thực hiện đến cùng ý định quy hoạch lại công viên Gezi, chođến lúc Phó Thủ tướng Chính phủ Arin phải đứng ra xin lỗi người dân, lẽ ra ngườibiểu tình đã có thể hài lòng, và trở về với cuộc sống thường nhật.
Thế nhưng, Liên hiệp công đoàn các viên chức Thổ Nhĩ Kỳ (KESK), đại diện cho240.000 thành viên, hay Tổ chức công đoàn DISK, đại diện cho 420.000 thành viên,đều tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động biểu tình, để phản đối chính sách củachính phủ về điều kiện lao động, đòi tăng lương, và để ủng hộ những người biểutình trên toàn quốc.
Tất cả những diễn biến ấy đã nói lên một điều: Sự bất bình trong lòng dân chúngThổ Nhĩ Kỳ không bỗng dưng bùng phát. Nó đã tồn tại và âm ỉ cháy trong lòngngười dân từ lâu mà đương nhiên, nguyên nhân sâu xa cũng không phải chỉ là đểbảo vệ môi trường, không phải chỉ là để đòi cải thiện điều kiện lao động hay vấnđề tiền lương.
Cội nguồn của ngọn lửa giận dữ trong lòng công chúng Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay còn tiềmẩn sâu sa hơn thế nữa, nó đã âm ỉ cháy khi người dân không hài lòng với cácchính sách xã hội bảo thủ mà Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền vừathông qua, liên quan từ những việc nhỏ như cấm bán và quảng cáo đồ uống có cồn,cho đến những vấn đề lớn như quyền nạo phá thai.
Những ngọn lửa nhỏ ấy, cuối cùng đã bùng cháy dữ dội, khi chỉ thoảng qua một"cơn gió" thổi tới từ công viên Ghedi.
Mặc dù ngọn gió của "Mùa xuân Arập" đến nay vẫn còn giá lạnh tâm trí nhiều ngườidân trên thế giới, song giới phân tích ở Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng "Mùa xuân Thổ NhĩKỳ" sẽ không thể diễn ra.
"Cách mạng tại các nước Arập bắt nguồn từ thái độ bất bình của người dân đối vớichế độ độc tài và nền kinh tế ốm yếu. Tuy nhiên, ở Thổ Nhĩ Kỳ cả hai nhân tố nàyđều không tồn tại."
Song với bài học từ các cuộc biểu tình chưa thấy đâu hồi kết hiện nay, giới lãnhđạo Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn không thể xem nhẹ. Họ cần ghi nhớ, đám cháy lớn bao giờcũng bắt nguồn từ những ngọn lửa nhỏ.
Cho dù nhiều nhà phân tích độc lập cho rằng Chính phủ của Thủ tướng Erdogan vẫnnhận được sự ủng hộ của hơn 50% cử tri, dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn rất hài lòngvới các nỗ lực của chính phủ đương nhiệm trong việc duy trì ổn định và tốc độphát triển kinh tế khi nhìn vào khung cảnh một châu Âu đang bị xé nát bởi khủnghoảng kinh tế, và đa số người dân không muốn chính phủ phải từ nhiệm... thìchính quyền vẫn cần phải biết lắng nghe tiếng nói của người dân, làm sao để cáchứng xử đối với người dân trở nên toàn diện hơn, thì "Mùa Hè bất ổn" hiện nay ởThổ Nhĩ Kỳ mới mong sớm trôi qua./.