Con Rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt, xuất hiện nhiều trong trong hệ thống di tích Cố đô Huế, từ Đại Nội đến các lăng tẩm của các vua Nguyễn.
Ngoài việc tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên tử (bệ rồng, mình rồng), Rồng còn là linh vật đứng hàng đầu trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phụng."
Ở một khía cạnh khác, dân tộc Việt Nam có truyền thuyết về Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích con Rồng, cháu Tiên...
Lăng Tự Đức là khu di tích còn bảo tồn được nhiều bức bình phong cổ có biểu tượng về Rồng. Tiêu biểu là chiếc bình phong phía sau Ích Khiêm Các - thuộc Khiêm Cung. Đây là một trong những bình phong trang trí tứ linh hiếm hoi còn bảo tồn khá nguyên vẹn.
Bình phong được xây gắn với tường thành giới hạn phía sau của Khiêm Cung, hình chữ nhật, kích thước lớn mỗi chiều đến vài mét. Trên đỉnh bình phong đắp nổi hình đôi Rồng chầu về Mặt Trời. Hình tượng tứ linh với bốn linh vật Long-Lân-Quy-Phụng được thể hiện hết sức sinh động bằng cách ghép mảnh sành sứ ngay trên phần thân của bình phong.
Tại cung Trường Sanh có một hòn non bộ có cấu trúc và phong cách khá độc đáo, non bộ này không thể hiện theo kiểu "tam sơn" (ba hòn núi thần trên biển theo truyền thuyết), mà có chủ đề kiểu "quần long đại hội" (chín con rồng họp về).
Hình tượng chín con rồng được thể hiện bằng các khối đá với những hình dáng phong phú, có sức gợi mở trí tưởng tượng rất cao. Rõ ràng là ở đây đã có sự phối hợp khăng khít giữa các hình tượng được thể hiện trên bình phong và non bộ (Thái cực-Lưỡng nghi-Tứ linh-Cửu long).
Con Rồng thời các vua Nguyễn tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ Thọ, hai Rồng chầu Mặt Trời, chầu hoa cúc, chầu chữ Thọ...
Phần lớn mình Rồng không dài mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu Rồng lớn, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt Rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vảy trên lưng Rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu Rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên.
Hình tượng Rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng. Đó là những căn cứ để phục nguyên đúng với giá trị các di tích ở Cố đô Huế hiện nay.
Thành phố Huế vừa lập Kỷ lục Việt Nam với đôi Rồng chầu tại đền thờ vua Trần Nhân Tông (thuộc Trung tâm Văn hóa Huyền Trân), cách thành phố Huế khoảng 7km về phía Tây, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), thành phố Huế.
Mỗi Rồng chầu dài 105m, đầu cao 3,5m, thân cao 2,5m, vòng bụng nơi lớn nhất 2,6m, do nghệ nhân Nguyễn Đình Quang và 20 thợ kép thực hiện. Để tạo hình đôi Rồng chầu này các lực lượng thi công phải cần đến 78m3 cát, 8m3 sạn, 41,5 tấn ximăng, 1,5 tấn sắt, 6 tấn bột đá, 3.300 viên gạch 6 lỗ, 33.000 viên gạch thẻ.
Màu chủ đạo của đôi Rồng chầu là màu xám được chạm trổ tinh xảo theo các môtíp cầm-kỳ-thi-họa, tam lân hý cầu, đan xen là những vầng mây khi ẩn, khi hiện.
Đôi Rồng chầu dẫn vào chính điện đền thờ vua Trần Nhân Tông (vua cha của Huyền Trân Công chúa) gợi nhớ giấc mộng trước đây của đệ tử Bảo Sát trong ngày viên tịch của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tại am Ngọa Vân-Yên Tử. Đây hiện là điểm tham quan thu hút đông đảo khách du lịch mỗi khi có dịp đến Huế.../.
Ngoài việc tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên tử (bệ rồng, mình rồng), Rồng còn là linh vật đứng hàng đầu trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phụng."
Ở một khía cạnh khác, dân tộc Việt Nam có truyền thuyết về Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích con Rồng, cháu Tiên...
Lăng Tự Đức là khu di tích còn bảo tồn được nhiều bức bình phong cổ có biểu tượng về Rồng. Tiêu biểu là chiếc bình phong phía sau Ích Khiêm Các - thuộc Khiêm Cung. Đây là một trong những bình phong trang trí tứ linh hiếm hoi còn bảo tồn khá nguyên vẹn.
Bình phong được xây gắn với tường thành giới hạn phía sau của Khiêm Cung, hình chữ nhật, kích thước lớn mỗi chiều đến vài mét. Trên đỉnh bình phong đắp nổi hình đôi Rồng chầu về Mặt Trời. Hình tượng tứ linh với bốn linh vật Long-Lân-Quy-Phụng được thể hiện hết sức sinh động bằng cách ghép mảnh sành sứ ngay trên phần thân của bình phong.
Tại cung Trường Sanh có một hòn non bộ có cấu trúc và phong cách khá độc đáo, non bộ này không thể hiện theo kiểu "tam sơn" (ba hòn núi thần trên biển theo truyền thuyết), mà có chủ đề kiểu "quần long đại hội" (chín con rồng họp về).
Hình tượng chín con rồng được thể hiện bằng các khối đá với những hình dáng phong phú, có sức gợi mở trí tưởng tượng rất cao. Rõ ràng là ở đây đã có sự phối hợp khăng khít giữa các hình tượng được thể hiện trên bình phong và non bộ (Thái cực-Lưỡng nghi-Tứ linh-Cửu long).
Con Rồng thời các vua Nguyễn tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ Thọ, hai Rồng chầu Mặt Trời, chầu hoa cúc, chầu chữ Thọ...
Phần lớn mình Rồng không dài mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu Rồng lớn, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt Rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vảy trên lưng Rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu Rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên.
Hình tượng Rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng. Đó là những căn cứ để phục nguyên đúng với giá trị các di tích ở Cố đô Huế hiện nay.
Thành phố Huế vừa lập Kỷ lục Việt Nam với đôi Rồng chầu tại đền thờ vua Trần Nhân Tông (thuộc Trung tâm Văn hóa Huyền Trân), cách thành phố Huế khoảng 7km về phía Tây, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), thành phố Huế.
Mỗi Rồng chầu dài 105m, đầu cao 3,5m, thân cao 2,5m, vòng bụng nơi lớn nhất 2,6m, do nghệ nhân Nguyễn Đình Quang và 20 thợ kép thực hiện. Để tạo hình đôi Rồng chầu này các lực lượng thi công phải cần đến 78m3 cát, 8m3 sạn, 41,5 tấn ximăng, 1,5 tấn sắt, 6 tấn bột đá, 3.300 viên gạch 6 lỗ, 33.000 viên gạch thẻ.
Màu chủ đạo của đôi Rồng chầu là màu xám được chạm trổ tinh xảo theo các môtíp cầm-kỳ-thi-họa, tam lân hý cầu, đan xen là những vầng mây khi ẩn, khi hiện.
Đôi Rồng chầu dẫn vào chính điện đền thờ vua Trần Nhân Tông (vua cha của Huyền Trân Công chúa) gợi nhớ giấc mộng trước đây của đệ tử Bảo Sát trong ngày viên tịch của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tại am Ngọa Vân-Yên Tử. Đây hiện là điểm tham quan thu hút đông đảo khách du lịch mỗi khi có dịp đến Huế.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)