Trong cuốn sách viết về các mối lo kinh tế của Mỹ có tựa đề "Back to Work," cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chỉ trích sự chèo lái "xơ cứng" của Washington đã khiến kinh tế Mỹ trở nên "yếu kém và lộn xộn."
Một số lời bình luận "chua cay" nhất của ông Clinton đã nhằm vào "cuộc chiến" nâng mức nợ trần để cứu chính phủ Mỹ khỏi nguy cơ bị ngừng hoạt động trong mùa Hè vừa qua.
Ông Clinton buộc tội phe Cộng hòa đã phung phí "di sản" mà ông để lại là nợ thấp và việc làm cao.
Ông Clinton ủng hộ sách lược triển khai các kế hoạch kích thích kinh tế ngắn hạn trước khi cắt giảm chi tiêu trong dài hạn, vì theo ông "nếu chính phủ cắt giảm chi tiêu hay tăng thuế quá mạnh trong bối cảnh kinh tế vẫn yếu, thì sẽ chỉ khiến cho sức phục hồi kinh tế chậm lại."
Trong một tuyên bố mới đây, Nhà Trắng đã hoan nghênh những ý kiến của ông Clinton và khẳng định cuốn sách của ông rất "bổ ích."
Bức tranh kinh tế của Mỹ hiện vẫn còn u ám. Quốc hội Mỹ đã giao cho Ủy ban đặc biệt thời hạn chót là ngày 23/11 phải đưa ra kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách ít nhất 1.200 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, song cho đến nay ít có dấu hiệu cho thấy Ủy ban này có thể giải quyết được bất đồng về vấn đề thuế khóa, trợ cấp hưu trí, các chương trình y tế dành cho người cao tuổi và bộ phận dân nghèo.
Phát biểu trên chương trình "Morning Joe" của MSNBC, ông Charles Schumer, Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ, nhận định Ủy ban trên khó có thể đạt được thỏa thuận với mục tiêu cắt giảm ngân sách tối thiểu l.200 tỷ USD trong 10 năm tới. Hiện ngân sách của Mỹ đang bị thâm thủng khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Mỹ vừa công bố thống kê cho hay số người nghèo tại cường quốc này đã lập kỷ lục 49 triệu người, với tỷ lệ nghèo gia tăng trong bộ phận người cao tuổi, người gốc châu Á, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nga.
Theo báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), tín dụng tiêu dùng tại nước này trong tháng 9/2011 đã tăng với tốc độ 3,5% - một dấu hiệu được đánh giá là tích cực trong bối cảnh sức phục hồi của nền kinh tế còn yếu. Chi tiêu tiêu dùng - đóng góp khoảng 70% cho hoạt động kinh tế nói chung - hiện vẫn giữ vai trò quan trọng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này./.
Một số lời bình luận "chua cay" nhất của ông Clinton đã nhằm vào "cuộc chiến" nâng mức nợ trần để cứu chính phủ Mỹ khỏi nguy cơ bị ngừng hoạt động trong mùa Hè vừa qua.
Ông Clinton buộc tội phe Cộng hòa đã phung phí "di sản" mà ông để lại là nợ thấp và việc làm cao.
Ông Clinton ủng hộ sách lược triển khai các kế hoạch kích thích kinh tế ngắn hạn trước khi cắt giảm chi tiêu trong dài hạn, vì theo ông "nếu chính phủ cắt giảm chi tiêu hay tăng thuế quá mạnh trong bối cảnh kinh tế vẫn yếu, thì sẽ chỉ khiến cho sức phục hồi kinh tế chậm lại."
Trong một tuyên bố mới đây, Nhà Trắng đã hoan nghênh những ý kiến của ông Clinton và khẳng định cuốn sách của ông rất "bổ ích."
Bức tranh kinh tế của Mỹ hiện vẫn còn u ám. Quốc hội Mỹ đã giao cho Ủy ban đặc biệt thời hạn chót là ngày 23/11 phải đưa ra kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách ít nhất 1.200 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, song cho đến nay ít có dấu hiệu cho thấy Ủy ban này có thể giải quyết được bất đồng về vấn đề thuế khóa, trợ cấp hưu trí, các chương trình y tế dành cho người cao tuổi và bộ phận dân nghèo.
Phát biểu trên chương trình "Morning Joe" của MSNBC, ông Charles Schumer, Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ, nhận định Ủy ban trên khó có thể đạt được thỏa thuận với mục tiêu cắt giảm ngân sách tối thiểu l.200 tỷ USD trong 10 năm tới. Hiện ngân sách của Mỹ đang bị thâm thủng khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Mỹ vừa công bố thống kê cho hay số người nghèo tại cường quốc này đã lập kỷ lục 49 triệu người, với tỷ lệ nghèo gia tăng trong bộ phận người cao tuổi, người gốc châu Á, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nga.
Theo báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), tín dụng tiêu dùng tại nước này trong tháng 9/2011 đã tăng với tốc độ 3,5% - một dấu hiệu được đánh giá là tích cực trong bối cảnh sức phục hồi của nền kinh tế còn yếu. Chi tiêu tiêu dùng - đóng góp khoảng 70% cho hoạt động kinh tế nói chung - hiện vẫn giữ vai trò quan trọng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)