Ngày 13/8, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc hướng dẫn việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.”
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; các Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư các tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo các ban đảng Trung ương, Bí thư ban cán sự Đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ.
Củng cố niềm tin, quyết tâm
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, bắt đầu từ tháng 7/2012, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiến hành kiểm điểm tự phê bình, phê bình đối với tập thể và từng cá nhân. Bắt đầu từ tháng Tám này, tiến hành kiểm điểm tự phê bình, phê bình đối với tập thể và cá nhân các tỉnh ủy, thành ủy, các tổ chức đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, tiếp đó sẽ tiến hành triển khai ở các cấp theo kế hoạch.
Hội nghị lần này nhằm phổ biến các công việc, cách làm với mong muốn tăng thêm quyết tâm, tạo niềm tin, cung cấp kinh nghiệm thực tế bước đầu để vận dụng và triển khai thực hiện ở các tỉnh ủy, thành ủy và tương đương.
Thay mặt Bộ Chính trị, ông Lê Hồng Anh trình bày Báo cáo của Bộ Chính trị về việc chuẩn bị và tiến hành các bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân Bộ chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4.
Theo đó, công tác chuẩn bị được tiến hành công phu, nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Bộ phận Thường trực ở Trung ương chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và Tổ giúp việc Bộ phận Thường trực; tổ chức lấy ý kiến góp ý để chuẩn bị kiểm điểm tự phê bình và phê bình; chuẩn bị Báo cáo kiểm điểm của tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Để làm cơ sở thống nhất chuẩn bị bản tự kiểm điểm cá nhân của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ phận Thường trực đã trình Bộ Chính trị thông qua văn bản "Một số vấn đề về việc chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng."
Trong đó, nhấn mạnh việc chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm chu đáo, chặt chẽ, khoa học; tiến hành nghiêm túc, thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó; bảo đảm kết quả thực chất, không làm lướt, làm hình thức, chiếu lệ; tránh tình trạng xuê xoa, nể nang cũng như lợi dụng kiểm điểm để nói xấu, thổi phồng khuyết điểm, hạ uy tín người khác với động cơ không trong sáng.
Thật sự phát huy dân chủ trong sinh hoạt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; từng đồng chí nghiêm túc tự kiểm điểm và cầu thị tiếp thu những ý kiến góp ý đúng đắn, xác đáng của các tổ chức và cá nhân; tự giác, trung thực xem xét, nhìn lại mình để phát huy ưu điểm, thấy rõ khuyết điểm và tự sửa chữa; phải thực sự khách quan, chân thành, thẳng thắn đóng góp ý kiến cho các đồng chí khác và cho tập thể. Cá nhân được góp ý kiểm điểm không được thành kiến hoặc trù dập người góp ý.
Tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn, “ trị bệnh cứu người,” giúp nhau cùng tiến bộ, vì sự trong sạch, vững mạnh của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và vì sự nghiệp chung của Đảng. Tự phê bình và phê bình phải giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng, nhất là những trường hợp không tự giác nhận và sửa chữa khuyết điểm.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu kiểm điểm để cấp dưới và toàn Đảng noi theo; tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm trước, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm sau; Tổng Bí thư và các Ủy viên Bộ Chính trị là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kiểm điểm trước, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khác kiểm điểm sau. Nhìn chung, các bản tự kiểm điểm cá nhân được chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, nội dung bám sát bản hướng dẫn của Bộ Chính trị; giải trình chi tiết các góp ý của tập thể và cá nhân.
Trên cơ sở kết quả đã nêu, Bộ Chính trị xác định 25 vấn đề cần được xem xét, giải trình. Các bản dự thảo giải trình là tài liệu chính thức trình Hội nghị kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư, để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến. Các tài liệu phục vụ kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư được chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc với khối lượng rất lớn.
Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong bốn ngày. Nội dung phát biểu được chuẩn bị kỹ; các vấn đề nổi cộm của tập thể trên cả ba nội dung đều được nêu ra để phân tích. Không khí thảo luận chân thành, thẳng thắn, xây dựng. Kết luận phần kiểm điểm tập thể, Tổng Bí thư khẳng định những ưu điểm cơ bản và chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm đã làm rõ và yêu cầu tiếp tục làm rõ thêm một số vấn đề quan trọng nảy sinh trong quá trình kiểm điểm.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân trong 12 ngày, chia làm hai đợt: Đợt 1 từ ngày 21-25/7 vừa qua: kiểm điểm tự phê bình và phê bình bốn đồng chí lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều tham gia đóng góp ý kiến. Đợt 2 từ ngày 1-7/8 vừa qua: Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn lại.
Nhìn chung, các bản tự kiểm điểm cá nhân trình bày trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư được chuẩn bị kỹ, kiểm điểm nghiêm túc. Các ý kiến góp ý chân tình, thẳng thắn; các vấn đề được các tổ chức Đảng và cá nhân góp ý với cá nhân các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều được trình bày, phân tích góp ý kỹ, sâu sắc. Kết luận phần kiểm điểm cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến một số Ủy viên Bộ Chính trị và báo cáo Bộ Chính trị (trong tháng 9/2012) để có kết luận cụ thể.
Một số kinh nghiệm bước đầu
Công tác chuẩn bị kiểm điểm tự phê bình, phê bình của tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo, chặt chẽ và khoa học, với nhiều điểm nổi bật khác với kiểm điểm hằng năm, giữa nhiệm kỳ và các đợt kiểm điểm của các khoá gần đây. Trong kiểm điểm, không khí thẳng thắn, góp ý dân chủ, đoàn kết, chân thành. Hầu hết các vấn đề nổi cộm, bức xúc được các tập thể và cá nhân góp ý đều được đặt ra, phân tích kỹ. Qua phát biểu góp ý, trao đổi qua lại, có kết luận về kiểm điểm của từng đồng chí để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Qua kiểm điểm đã làm rõ hơn, sâu hơn ưu, khuyết điểm và hạn chế của tập thể và các cá nhân trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số vấn đề quan trọng cấp bách về xây dựng Đảng (về trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, nhất là về các vụ việc Vinashin, Vinalines; về thiếu sót, khuyết điểm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XI và công tác cán bộ; về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con...). Kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực sự là một cuộc sinh hoạt chính trị, là dịp để các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tự học hỏi nâng cao trình độ, năng lực (nhiều đồng chí phát biểu, qua đợt sinh hoạt này, đã thu nhận được rất nhiều điều bổ ích, tự thấy mình vững vàng hơn, gắn bó, hiểu biết nhau hơn trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư...).
Trong kiểm điểm, điều nổi bật nhất là phải thật sự thấm nhuần tinh thần tự phê bình và phê bình, tự giác, chân thành, khép mình vào kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Nội dung kiểm điểm bám sát vào từng nội dung, yêu cầu được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), các chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các ban xây dựng Đảng, trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, cụ thể, đi thẳng vào những vấn đề cần kiểm điểm, những vấn đề được góp ý trước khi kiểm điểm. Trong quá trình kiểm điểm, có những vụ việc kết luận được thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất kết luận; những việc cần phải có thời gian để kiểm tra, xác minh sẽ giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ. Những vụ việc trước đây đã có kết luận nay không có tình tiết gì mới làm thay đổi bản chất sự việc thì không xem xét lại.
Ngay trong quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thực sự cầu thị, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý; đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục ngay một số khuyết điểm đã rõ, không chờ tới khi tổ chức kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Cụ thể là tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận,... của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bộ Chính trị đã đề xuất và trình Hội nghị Trung ương 5 thảo luận, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị. Lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Bộ Chính trị đã ban hành "Hướng dẫn thực hiện việc chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương;" sửa đổi ngay cách đi công tác ở địa phương, cơ sở theo hướng thiết thực, cụ thể, tránh hình thức, nghi lễ rườm rà.
Ban Bí thư ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; ban hành "Quy định bổ sung, sửa đổi về việc cung cấp thông tin cho báo chí sau các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương."
Bộ Chính trị quyết định điều chuyển, phân công công tác khác đối với một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; bố trí công tác mới cho một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết.
Bộ Chính trị đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn và một số đề án về công tác cán bộ khác để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Những việc cần làm tiếp sau kiểm điểm
Từng cá nhân các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ tiếp tục tự phê bình thật sự cầu thị, thành khẩn, nghiêm khắc với chính mình hơn nữa; bổ sung, hoàn thiện, nâng chất lượng bản tự kiểm điểm cá nhân của mình để báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương, làm gương cho cấp dưới và làm kinh nghiệm cho các khóa sau.
Bộ Chính trị giao cho Bộ phận Thường trực giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư qua kiểm điểm để hoàn thiện Báo cáo kiểm điểm tự phê bình, phê bình tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bản giải trình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số vấn đề chung mà các tập thể, cá nhân góp ý cho tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẩn trương tiến hành thẩm tra, xác minh, làm rõ một số vấn đề mà Bộ Chính trị giao, bảo đảm thật khách quan, đúng nguyên tắc, nghiêm túc, kết luận rõ ràng và báo cáo Bộ Chính trị; đồng thời Bộ Chính trị sẽ nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về kết quả thực hiện chủ trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin và về vụ việc Vinalines theo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị trong quá trình kiểm điểm.
Tháng Chín năm nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ họp lại để thông qua Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Bản tiếp thu giải trình..., đánh giá chính thức về kết quả kiểm điểm, xem xét việc kỷ luật (có hay không, đến mức nào đối với tập thể và cá nhân) để báo cáo với Trung ương.
Bộ phận Thường trực giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn bị báo cáo trình Hội nghị Trung ương 6 về việc chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.
Chuẩn bị thông báo cho các cơ quan, cá nhân góp ý cho tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kết quả đợt kiểm điểm này sau Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI).
Phân công các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo các ban đảng Trung ương đi dự, chỉ đạo và theo dõi kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp tỉnh và tương đương.
Chỉ đạo khẩn trương thực hiện ngay một số việc đã được quy định trong Nghị quyết Trung ương 4, đã được kết luận qua kiểm điểm lần này, đặc biệt là chuẩn bị các đề án, các cơ chế, chính sách để trình Trung ương, Bộ Chính trị xem xét quyết định, tạo chuyển biến ngay trong quá trình kiểm điểm thực hiện Nghị quyết của Trung ương.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi, nêu những vấn đề cần được làm rõ hơn, nhất là thống nhất cách làm, bước đi, tư tưởng chỉ đạo.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ chín điểm mới, nổi bật, phát triển thêm so với các đợt kiểm điểm tự phê bình, phê bình để xây dựng Đảng trước đây. Đó là những nỗ lực, kinh nghiệm và kết quả bước đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này, nhằm thực hiện một nội dung, một số nhóm vấn đề về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tập trung lãnh đạo và nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong kiểm điểm phải đánh giá nghiêm túc, khách quan, đúng mức, cả ưu điểm, khuyết điểm, kết quả và cả hạn chế, thiếu sót; nếu quy trách nhiệm thì trách nhiệm thế nào, mức độ ra sao, cá nhân hay tổ chức, không thể nêu chung chung, đại khái.
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý, kiểm điểm nhưng vẫn bảo đảm công việc thường xuyên, không để ảnh hưởng đến công việc chung, phong trào chung.
Sau hội nghị này, các đồng chí dự Hội nghị sẽ chủ trì, chỉ đạo việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, điều quan trọng là phải tạo cho được không khí dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, tin cậy nhau, tin cậy tổ chức, phải giữ vững nguyên tắc, tập trung vào những vấn đề mấu chốt, phải đi đến kết luận. Phải kết hợp tự phê bình và phê bình với việc sửa chữa ngay những khuyết điểm, yếu kém, thực hiện ngay các kết luận, không chờ đến Hội nghị tổng kết, bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện thực hiện các công tác thường xuyên và nhiệm vụ trọng tâm khác, nhất là phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chăm lo công tác đối ngoại.
Tổng Bí thư cũng đã dành thời gian phân tích, làm rõ thêm một số việc cụ thể mà các đại biểu nêu như xem xét, kỷ luật những đồng chí sai phạm đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác; xử lý những vụ việc tồn đọng từ các khóa trước; cách thức việc đóng góp ý kiến trước khi tiến hành kiểm điểm; công tác tập hợp, tổng hợp các ý kiến đóng góp, về thời gian tiến hành kiểm điểm, việc thông báo và trả lời các tập thể, cá nhân...
Tổng Bí thư nhấn mạnh, để thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đạt kết quả tốt, trước hết phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này, từ đó có quyết tâm thật cao, tin vào thắng lợi và có biện pháp tổ chức, chỉ đạo thật chặt chẽ, tỉ mỉ. Nghị quyết Trung ương 4 đã được toàn Đảng, toàn dân đồng tình, nhất trí rất cao vì đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn xây dựng Đảng và mong mỏi chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân đang hy vọng, chờ đợi nhưng cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng. Phê bình, tự phê bình là một giải pháp rất quan trọng trong triển khai Nghị quyết lần này, có ý nghĩa mở đầu. Đặc biệt, lần này làm từ cấp trên làm xuống nên phải rất chặt chẽ và phải làm có kết quả.
Tổng Bí thư yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục bám sát, triển khai nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị của Trung ương, tiếp thu những kinh nghiệm của Trung ương để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, vận dụng cho tốt. Phải có quyết tâm cao, niềm tin lớn, tìm ra cách làm phù hợp, khả thi, theo lộ trình, bước đi hợp lý, chặt chẽ, làm cho bằng được, không làm được phải làm lại. Phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, những điểm mới, yêu cầu, cách làm, bước đi của đợt kiểm điểm lần này, để bổ sung điều chỉnh vào chương trình kế hoạch của từng tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Phải chuẩn bị kỹ, công phu, tỉ mỉ, hết sức trách nhiệm, bài bản, sau mỗi chặng lại rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, chú ý cuối cùng phải có kết luận cho tập thể, kết luận cho từng cá nhân, việc gì làm được ngay thì làm, việc gì kết luận ngay được thì kết luận, việc gì phải có thời gian thì cho làm tiếp, kể cả điều tra, xác minh, làm rõ, kể cả xây dựng cơ chế, quy chế, quy trình, chính sách.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: toàn Đảng đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, đang làm những công việc rất thiêng liêng và hệ trọng. Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm rất lớn đối với đất nước, dân tộc, đối với Đảng, chính vì thế phải phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm để làm tốt công việc này. Đây là thời điểm phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, vững vàng, thể hiện cho được bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản, của người đảng viên cộng sản chân chính của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện./.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; các Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư các tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo các ban đảng Trung ương, Bí thư ban cán sự Đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ.
Củng cố niềm tin, quyết tâm
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, bắt đầu từ tháng 7/2012, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiến hành kiểm điểm tự phê bình, phê bình đối với tập thể và từng cá nhân. Bắt đầu từ tháng Tám này, tiến hành kiểm điểm tự phê bình, phê bình đối với tập thể và cá nhân các tỉnh ủy, thành ủy, các tổ chức đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, tiếp đó sẽ tiến hành triển khai ở các cấp theo kế hoạch.
Hội nghị lần này nhằm phổ biến các công việc, cách làm với mong muốn tăng thêm quyết tâm, tạo niềm tin, cung cấp kinh nghiệm thực tế bước đầu để vận dụng và triển khai thực hiện ở các tỉnh ủy, thành ủy và tương đương.
Thay mặt Bộ Chính trị, ông Lê Hồng Anh trình bày Báo cáo của Bộ Chính trị về việc chuẩn bị và tiến hành các bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân Bộ chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4.
Theo đó, công tác chuẩn bị được tiến hành công phu, nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Bộ phận Thường trực ở Trung ương chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và Tổ giúp việc Bộ phận Thường trực; tổ chức lấy ý kiến góp ý để chuẩn bị kiểm điểm tự phê bình và phê bình; chuẩn bị Báo cáo kiểm điểm của tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Để làm cơ sở thống nhất chuẩn bị bản tự kiểm điểm cá nhân của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ phận Thường trực đã trình Bộ Chính trị thông qua văn bản "Một số vấn đề về việc chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng."
Trong đó, nhấn mạnh việc chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm chu đáo, chặt chẽ, khoa học; tiến hành nghiêm túc, thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó; bảo đảm kết quả thực chất, không làm lướt, làm hình thức, chiếu lệ; tránh tình trạng xuê xoa, nể nang cũng như lợi dụng kiểm điểm để nói xấu, thổi phồng khuyết điểm, hạ uy tín người khác với động cơ không trong sáng.
Thật sự phát huy dân chủ trong sinh hoạt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; từng đồng chí nghiêm túc tự kiểm điểm và cầu thị tiếp thu những ý kiến góp ý đúng đắn, xác đáng của các tổ chức và cá nhân; tự giác, trung thực xem xét, nhìn lại mình để phát huy ưu điểm, thấy rõ khuyết điểm và tự sửa chữa; phải thực sự khách quan, chân thành, thẳng thắn đóng góp ý kiến cho các đồng chí khác và cho tập thể. Cá nhân được góp ý kiểm điểm không được thành kiến hoặc trù dập người góp ý.
Tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn, “ trị bệnh cứu người,” giúp nhau cùng tiến bộ, vì sự trong sạch, vững mạnh của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và vì sự nghiệp chung của Đảng. Tự phê bình và phê bình phải giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng, nhất là những trường hợp không tự giác nhận và sửa chữa khuyết điểm.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu kiểm điểm để cấp dưới và toàn Đảng noi theo; tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm trước, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm sau; Tổng Bí thư và các Ủy viên Bộ Chính trị là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kiểm điểm trước, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khác kiểm điểm sau. Nhìn chung, các bản tự kiểm điểm cá nhân được chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, nội dung bám sát bản hướng dẫn của Bộ Chính trị; giải trình chi tiết các góp ý của tập thể và cá nhân.
Trên cơ sở kết quả đã nêu, Bộ Chính trị xác định 25 vấn đề cần được xem xét, giải trình. Các bản dự thảo giải trình là tài liệu chính thức trình Hội nghị kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư, để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến. Các tài liệu phục vụ kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư được chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc với khối lượng rất lớn.
Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong bốn ngày. Nội dung phát biểu được chuẩn bị kỹ; các vấn đề nổi cộm của tập thể trên cả ba nội dung đều được nêu ra để phân tích. Không khí thảo luận chân thành, thẳng thắn, xây dựng. Kết luận phần kiểm điểm tập thể, Tổng Bí thư khẳng định những ưu điểm cơ bản và chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm đã làm rõ và yêu cầu tiếp tục làm rõ thêm một số vấn đề quan trọng nảy sinh trong quá trình kiểm điểm.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân trong 12 ngày, chia làm hai đợt: Đợt 1 từ ngày 21-25/7 vừa qua: kiểm điểm tự phê bình và phê bình bốn đồng chí lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều tham gia đóng góp ý kiến. Đợt 2 từ ngày 1-7/8 vừa qua: Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn lại.
Nhìn chung, các bản tự kiểm điểm cá nhân trình bày trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư được chuẩn bị kỹ, kiểm điểm nghiêm túc. Các ý kiến góp ý chân tình, thẳng thắn; các vấn đề được các tổ chức Đảng và cá nhân góp ý với cá nhân các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều được trình bày, phân tích góp ý kỹ, sâu sắc. Kết luận phần kiểm điểm cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến một số Ủy viên Bộ Chính trị và báo cáo Bộ Chính trị (trong tháng 9/2012) để có kết luận cụ thể.
Một số kinh nghiệm bước đầu
Công tác chuẩn bị kiểm điểm tự phê bình, phê bình của tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo, chặt chẽ và khoa học, với nhiều điểm nổi bật khác với kiểm điểm hằng năm, giữa nhiệm kỳ và các đợt kiểm điểm của các khoá gần đây. Trong kiểm điểm, không khí thẳng thắn, góp ý dân chủ, đoàn kết, chân thành. Hầu hết các vấn đề nổi cộm, bức xúc được các tập thể và cá nhân góp ý đều được đặt ra, phân tích kỹ. Qua phát biểu góp ý, trao đổi qua lại, có kết luận về kiểm điểm của từng đồng chí để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Qua kiểm điểm đã làm rõ hơn, sâu hơn ưu, khuyết điểm và hạn chế của tập thể và các cá nhân trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số vấn đề quan trọng cấp bách về xây dựng Đảng (về trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, nhất là về các vụ việc Vinashin, Vinalines; về thiếu sót, khuyết điểm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XI và công tác cán bộ; về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con...). Kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực sự là một cuộc sinh hoạt chính trị, là dịp để các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tự học hỏi nâng cao trình độ, năng lực (nhiều đồng chí phát biểu, qua đợt sinh hoạt này, đã thu nhận được rất nhiều điều bổ ích, tự thấy mình vững vàng hơn, gắn bó, hiểu biết nhau hơn trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư...).
Trong kiểm điểm, điều nổi bật nhất là phải thật sự thấm nhuần tinh thần tự phê bình và phê bình, tự giác, chân thành, khép mình vào kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Nội dung kiểm điểm bám sát vào từng nội dung, yêu cầu được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), các chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các ban xây dựng Đảng, trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, cụ thể, đi thẳng vào những vấn đề cần kiểm điểm, những vấn đề được góp ý trước khi kiểm điểm. Trong quá trình kiểm điểm, có những vụ việc kết luận được thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất kết luận; những việc cần phải có thời gian để kiểm tra, xác minh sẽ giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ. Những vụ việc trước đây đã có kết luận nay không có tình tiết gì mới làm thay đổi bản chất sự việc thì không xem xét lại.
Ngay trong quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thực sự cầu thị, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý; đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục ngay một số khuyết điểm đã rõ, không chờ tới khi tổ chức kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Cụ thể là tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận,... của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bộ Chính trị đã đề xuất và trình Hội nghị Trung ương 5 thảo luận, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị. Lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Bộ Chính trị đã ban hành "Hướng dẫn thực hiện việc chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương;" sửa đổi ngay cách đi công tác ở địa phương, cơ sở theo hướng thiết thực, cụ thể, tránh hình thức, nghi lễ rườm rà.
Ban Bí thư ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; ban hành "Quy định bổ sung, sửa đổi về việc cung cấp thông tin cho báo chí sau các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương."
Bộ Chính trị quyết định điều chuyển, phân công công tác khác đối với một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; bố trí công tác mới cho một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết.
Bộ Chính trị đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn và một số đề án về công tác cán bộ khác để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Những việc cần làm tiếp sau kiểm điểm
Từng cá nhân các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ tiếp tục tự phê bình thật sự cầu thị, thành khẩn, nghiêm khắc với chính mình hơn nữa; bổ sung, hoàn thiện, nâng chất lượng bản tự kiểm điểm cá nhân của mình để báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương, làm gương cho cấp dưới và làm kinh nghiệm cho các khóa sau.
Bộ Chính trị giao cho Bộ phận Thường trực giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư qua kiểm điểm để hoàn thiện Báo cáo kiểm điểm tự phê bình, phê bình tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bản giải trình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số vấn đề chung mà các tập thể, cá nhân góp ý cho tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẩn trương tiến hành thẩm tra, xác minh, làm rõ một số vấn đề mà Bộ Chính trị giao, bảo đảm thật khách quan, đúng nguyên tắc, nghiêm túc, kết luận rõ ràng và báo cáo Bộ Chính trị; đồng thời Bộ Chính trị sẽ nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về kết quả thực hiện chủ trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin và về vụ việc Vinalines theo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị trong quá trình kiểm điểm.
Tháng Chín năm nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ họp lại để thông qua Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Bản tiếp thu giải trình..., đánh giá chính thức về kết quả kiểm điểm, xem xét việc kỷ luật (có hay không, đến mức nào đối với tập thể và cá nhân) để báo cáo với Trung ương.
Bộ phận Thường trực giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn bị báo cáo trình Hội nghị Trung ương 6 về việc chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.
Chuẩn bị thông báo cho các cơ quan, cá nhân góp ý cho tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kết quả đợt kiểm điểm này sau Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI).
Phân công các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo các ban đảng Trung ương đi dự, chỉ đạo và theo dõi kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp tỉnh và tương đương.
Chỉ đạo khẩn trương thực hiện ngay một số việc đã được quy định trong Nghị quyết Trung ương 4, đã được kết luận qua kiểm điểm lần này, đặc biệt là chuẩn bị các đề án, các cơ chế, chính sách để trình Trung ương, Bộ Chính trị xem xét quyết định, tạo chuyển biến ngay trong quá trình kiểm điểm thực hiện Nghị quyết của Trung ương.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi, nêu những vấn đề cần được làm rõ hơn, nhất là thống nhất cách làm, bước đi, tư tưởng chỉ đạo.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ chín điểm mới, nổi bật, phát triển thêm so với các đợt kiểm điểm tự phê bình, phê bình để xây dựng Đảng trước đây. Đó là những nỗ lực, kinh nghiệm và kết quả bước đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này, nhằm thực hiện một nội dung, một số nhóm vấn đề về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tập trung lãnh đạo và nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong kiểm điểm phải đánh giá nghiêm túc, khách quan, đúng mức, cả ưu điểm, khuyết điểm, kết quả và cả hạn chế, thiếu sót; nếu quy trách nhiệm thì trách nhiệm thế nào, mức độ ra sao, cá nhân hay tổ chức, không thể nêu chung chung, đại khái.
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý, kiểm điểm nhưng vẫn bảo đảm công việc thường xuyên, không để ảnh hưởng đến công việc chung, phong trào chung.
Sau hội nghị này, các đồng chí dự Hội nghị sẽ chủ trì, chỉ đạo việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, điều quan trọng là phải tạo cho được không khí dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, tin cậy nhau, tin cậy tổ chức, phải giữ vững nguyên tắc, tập trung vào những vấn đề mấu chốt, phải đi đến kết luận. Phải kết hợp tự phê bình và phê bình với việc sửa chữa ngay những khuyết điểm, yếu kém, thực hiện ngay các kết luận, không chờ đến Hội nghị tổng kết, bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện thực hiện các công tác thường xuyên và nhiệm vụ trọng tâm khác, nhất là phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chăm lo công tác đối ngoại.
Tổng Bí thư cũng đã dành thời gian phân tích, làm rõ thêm một số việc cụ thể mà các đại biểu nêu như xem xét, kỷ luật những đồng chí sai phạm đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác; xử lý những vụ việc tồn đọng từ các khóa trước; cách thức việc đóng góp ý kiến trước khi tiến hành kiểm điểm; công tác tập hợp, tổng hợp các ý kiến đóng góp, về thời gian tiến hành kiểm điểm, việc thông báo và trả lời các tập thể, cá nhân...
Tổng Bí thư nhấn mạnh, để thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đạt kết quả tốt, trước hết phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này, từ đó có quyết tâm thật cao, tin vào thắng lợi và có biện pháp tổ chức, chỉ đạo thật chặt chẽ, tỉ mỉ. Nghị quyết Trung ương 4 đã được toàn Đảng, toàn dân đồng tình, nhất trí rất cao vì đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn xây dựng Đảng và mong mỏi chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân đang hy vọng, chờ đợi nhưng cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng. Phê bình, tự phê bình là một giải pháp rất quan trọng trong triển khai Nghị quyết lần này, có ý nghĩa mở đầu. Đặc biệt, lần này làm từ cấp trên làm xuống nên phải rất chặt chẽ và phải làm có kết quả.
Tổng Bí thư yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục bám sát, triển khai nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị của Trung ương, tiếp thu những kinh nghiệm của Trung ương để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, vận dụng cho tốt. Phải có quyết tâm cao, niềm tin lớn, tìm ra cách làm phù hợp, khả thi, theo lộ trình, bước đi hợp lý, chặt chẽ, làm cho bằng được, không làm được phải làm lại. Phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, những điểm mới, yêu cầu, cách làm, bước đi của đợt kiểm điểm lần này, để bổ sung điều chỉnh vào chương trình kế hoạch của từng tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Phải chuẩn bị kỹ, công phu, tỉ mỉ, hết sức trách nhiệm, bài bản, sau mỗi chặng lại rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, chú ý cuối cùng phải có kết luận cho tập thể, kết luận cho từng cá nhân, việc gì làm được ngay thì làm, việc gì kết luận ngay được thì kết luận, việc gì phải có thời gian thì cho làm tiếp, kể cả điều tra, xác minh, làm rõ, kể cả xây dựng cơ chế, quy chế, quy trình, chính sách.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: toàn Đảng đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, đang làm những công việc rất thiêng liêng và hệ trọng. Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm rất lớn đối với đất nước, dân tộc, đối với Đảng, chính vì thế phải phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm để làm tốt công việc này. Đây là thời điểm phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, vững vàng, thể hiện cho được bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản, của người đảng viên cộng sản chân chính của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện./.
Nguyễn Thị Sự-Hương Thủy (TTXVN)