Sau hơn một tháng triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS (hộp đen), theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), các doanh nghiệp hầu hết đều thực hiện triển khai nghiêm túc việc lắp đặt hộp đen đúng thời hạn.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp vận tải, thiết bị mới đưa vào sử dụng đã được lái xe báo hỏng, thậm chí có đơn vị hỏng tới 90% sản phẩm đã nảy sinh vấn đề lắp và sử dụng thiết bị như thế nào là hợp chuẩn, kiểm soát doanh nghiệp, kiểm soát lái xe ra sao? Lỗi hỏng thiết bị là do vô tình hay là một chiêu đối phó của lái xe, doanh nghiệp?
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị hộp đen không đồng nhất về cấu tạo do cắt xén bớt tính năng để hạ giá sản phẩm đã dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường thời gian qua.
Lỗi ở thiết bị hay lái xe?
Nhiều doanh nghiệp vận tải thừa nhận, hộp đen đã mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị về quản lý khai thác phương tiện, người lái, hành trình… qua thời gian đưa vào sử dụng nhưng thiết bị lỗi quá nhiều khi lái xe liên tục báo về.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Ôtô số 2 cho hay, công ty có 200 đầu xe đã lắp đặt thiết bị hộp đen nhưng tỷ lệ thiết bị còn hoạt động chỉ khoảng 10%. Tới 90% thiết bị còn lại do lái xe báo hỏng."
Đại diện Hợp tác xã Thăng Long, đơn vị đang quản lý hơn 50 đầu xe có lắp thiết bị hộp đen cũng thừa nhận, trong thời gian đầu đưa vào hoạt động, cũng có một vài xe có thiết bị không đáp ứng đúng nhu cầu như không phát tín hiệu, không ghi nhận hình ảnh…
Lý giải cho việc thiết bị liên tục báo lỗi trong thời gian qua, đại diện các công ty sản xuất hộp đen cho rằng, thị trường hộp đen đang có dấu hiệu cung vượt cầu khi có quá nhiều doanh nghiệp hợp chuẩn được công nhận nên khó kiểm soát chất lượng.
Ông Đào Thành Anh, Giám đốc Công ty Điện tử Bình An cho rằng, nhiều nhà cung cấp thiết bị chào bán sản phẩm đã cắt bớt tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật với giá rất thấp, chỉ bằng 1/2, 1/3 so với giá chuẩn.
“Một số thiết bị đang lưu hành trên thị trường đã bị cắt bớt tính năng về cảnh báo tốc độ, lái xe quá thời gian quy định nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh,” ông Thành Anh cho biết.
Theo ông Bùi Danh Liên, khi bán thiết bị hộp đen, đơn vị cung cấp thường đưa ra giá tổng thể đối với mỗi thiết bị từ 7-9 triệu. Nếu đơn vị vận tải yêu cầu cắt bớt tính năng, giá thiết bị chỉ còn một nửa.
Chứng minh cho điều này, ông Liên đưa ra dẫn chứng, về phần mềm cảnh báo tốc độ, chưa có nhà cung cấp nào khẳng định phần mềm quản lý thiết bị hộp đen có thể cập nhật được quy định tốc độ ở tất cả các tuyến đường, dẫn đến chuyện cảnh báo sai, gây bức xúc cho lái xe và doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một số chức năng cần thiết như: kiểm soát việc thay lái xe, cổng cắm máy in của cảnh sát giao thông… phần lớn chưa lắp đặt.
Bên cạnh đó, các đơn vị vận tải cũng thừa nhận, việc thiết bị hộp đen lỗi còn do lái xe đang tìm nhiều cách đối phó.
Theo ông Tuấn Anh, không có lái xe nào muốn mình bị kiểm soát, theo dõi khi lưu thông trên đường. Vì vậy, nhiều lái xe đang tìm mọi cách để “tác động” đến thiết bị.
“Nhiều trường hợp đơn vị vừa sửa lỗi xong thì lái xe lại điện về báo thiết bị hỏng. Nhà cung cấp thiết bị không thể căng người để theo dõi từng xe mà chỉ có cách yêu cầu đơn vị vận tải xác nhận hư hỏng để sửa chữa lại,” ông Tuấn Anh bộc bạch.
Đồng tình quan điểm đó, ông Liên cũng cho rằng, lái xe có thể tác động đến thiết bị nhưng để thực hiện việc này sẽ không dễ chút nào.
Làm rõ hơn điều này, ông Liên chỉ dẫn, lái xe phải cần tới 15-20 phút để mở hộp đen rồi cắt dây nối. Điều này cũng có nghĩa là thiết bị ngừng hoạt động.
“Nếu doanh nghiệp nào giám sát tốt khi mất tín hiệu trên màn hình sẽ biết được ngay vì thiết bị sẽ báo về trung tâm điều hành. Để kiểm tra xem thiết bị hỏng do lỗi lái xe cố tình hay do vô tình cũng là điều đơn giản. Còn doanh nghiệp nào nói rằng không thể kiểm soát được lái xe thì cũng cần phải xem lại vì đấy cũng có thể coi là cố tình lách luật,” ông Liên đưa ra biện pháp khắc phục lỗi.
Thu hồi giấy phép nếu hộp đen không chuẩn
Ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) thừa nhận: “Sau một tháng thực hiện lắp đặt hộp đen vẫn tồn tại một số vấn đề như: sử dụng thiết bị chưa phù hợp với quy chuẩn, lắp hộp đen nhưng chưa sử dụng vào việc quản lý và giám sát hành trình...”
Đối với trường hợp các đơn vị lắp hộp đen trước khi Bộ ban hành quy định, ông Thành cho rằng, Bộ đã giao các cơ quan liên quan phối hợp nâng cấp thiết bị cho phù hợp với quy chuẩn. Yêu cầu kiểm tra các đơn vị chưa lắp và kiểm chuẩn thiết bị để xác định lỗi.
“Với các thiết bị không hợp chuẩn, cơ quan chức năng sẽ thu hồi giấy phép doanh nghiệp lắp đặt và nhà cung cấp hộp đen,” ông Thành khẳng định.
Đề cập vấn đề lái xe tắt hoặc phá hỏng thiết bị, ông Thành cho hay, theo lộ trình, đến tháng 7/2013 mới xác định trách nhiệm của người lái xe với việc lắp thiết bị và với phương tiện. Đến thời điểm đó, nếu lực lượng chức năng kiểm tra xe mà không có thiết bị hộp đen hay có mà không sử dụng thì sẽ phạt lái xe.
“Trước mắt, trách nhiệm lắp và duy trì thiết bị thuộc về các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào không quản được lái xe, thì coi như không có đủ điều kiện kinh doanh và hoạt động. Lúc đó Bộ có thể xem xét đề nghị tước giấy phép kinh doanh,” ông Thành đưa ra biện pháp.
Ngoài ra, ông Thành cũng cho biết, để siết chặt việc lắp đặt và hoạt động hộp đen trên phương tiện, các đơn vị quản lý vận tải, quản lý tuyến sẽ kiểm tra đơn vị vận tải trên địa bàn đã lắp thiết bị chưa và thiết bị có hoạt động không, thông qua việc kiểm soát hành trình của từng chuyến xe. Phương tiện nào vi phạm sẽ thu hồi phù hiệu và thu hồi đến một tỷ lệ nhất định sẽ đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.”/.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp vận tải, thiết bị mới đưa vào sử dụng đã được lái xe báo hỏng, thậm chí có đơn vị hỏng tới 90% sản phẩm đã nảy sinh vấn đề lắp và sử dụng thiết bị như thế nào là hợp chuẩn, kiểm soát doanh nghiệp, kiểm soát lái xe ra sao? Lỗi hỏng thiết bị là do vô tình hay là một chiêu đối phó của lái xe, doanh nghiệp?
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị hộp đen không đồng nhất về cấu tạo do cắt xén bớt tính năng để hạ giá sản phẩm đã dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường thời gian qua.
Lỗi ở thiết bị hay lái xe?
Nhiều doanh nghiệp vận tải thừa nhận, hộp đen đã mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị về quản lý khai thác phương tiện, người lái, hành trình… qua thời gian đưa vào sử dụng nhưng thiết bị lỗi quá nhiều khi lái xe liên tục báo về.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Ôtô số 2 cho hay, công ty có 200 đầu xe đã lắp đặt thiết bị hộp đen nhưng tỷ lệ thiết bị còn hoạt động chỉ khoảng 10%. Tới 90% thiết bị còn lại do lái xe báo hỏng."
Đại diện Hợp tác xã Thăng Long, đơn vị đang quản lý hơn 50 đầu xe có lắp thiết bị hộp đen cũng thừa nhận, trong thời gian đầu đưa vào hoạt động, cũng có một vài xe có thiết bị không đáp ứng đúng nhu cầu như không phát tín hiệu, không ghi nhận hình ảnh…
Lý giải cho việc thiết bị liên tục báo lỗi trong thời gian qua, đại diện các công ty sản xuất hộp đen cho rằng, thị trường hộp đen đang có dấu hiệu cung vượt cầu khi có quá nhiều doanh nghiệp hợp chuẩn được công nhận nên khó kiểm soát chất lượng.
Ông Đào Thành Anh, Giám đốc Công ty Điện tử Bình An cho rằng, nhiều nhà cung cấp thiết bị chào bán sản phẩm đã cắt bớt tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật với giá rất thấp, chỉ bằng 1/2, 1/3 so với giá chuẩn.
“Một số thiết bị đang lưu hành trên thị trường đã bị cắt bớt tính năng về cảnh báo tốc độ, lái xe quá thời gian quy định nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh,” ông Thành Anh cho biết.
Theo ông Bùi Danh Liên, khi bán thiết bị hộp đen, đơn vị cung cấp thường đưa ra giá tổng thể đối với mỗi thiết bị từ 7-9 triệu. Nếu đơn vị vận tải yêu cầu cắt bớt tính năng, giá thiết bị chỉ còn một nửa.
Chứng minh cho điều này, ông Liên đưa ra dẫn chứng, về phần mềm cảnh báo tốc độ, chưa có nhà cung cấp nào khẳng định phần mềm quản lý thiết bị hộp đen có thể cập nhật được quy định tốc độ ở tất cả các tuyến đường, dẫn đến chuyện cảnh báo sai, gây bức xúc cho lái xe và doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một số chức năng cần thiết như: kiểm soát việc thay lái xe, cổng cắm máy in của cảnh sát giao thông… phần lớn chưa lắp đặt.
Bên cạnh đó, các đơn vị vận tải cũng thừa nhận, việc thiết bị hộp đen lỗi còn do lái xe đang tìm nhiều cách đối phó.
Theo ông Tuấn Anh, không có lái xe nào muốn mình bị kiểm soát, theo dõi khi lưu thông trên đường. Vì vậy, nhiều lái xe đang tìm mọi cách để “tác động” đến thiết bị.
“Nhiều trường hợp đơn vị vừa sửa lỗi xong thì lái xe lại điện về báo thiết bị hỏng. Nhà cung cấp thiết bị không thể căng người để theo dõi từng xe mà chỉ có cách yêu cầu đơn vị vận tải xác nhận hư hỏng để sửa chữa lại,” ông Tuấn Anh bộc bạch.
Đồng tình quan điểm đó, ông Liên cũng cho rằng, lái xe có thể tác động đến thiết bị nhưng để thực hiện việc này sẽ không dễ chút nào.
Làm rõ hơn điều này, ông Liên chỉ dẫn, lái xe phải cần tới 15-20 phút để mở hộp đen rồi cắt dây nối. Điều này cũng có nghĩa là thiết bị ngừng hoạt động.
“Nếu doanh nghiệp nào giám sát tốt khi mất tín hiệu trên màn hình sẽ biết được ngay vì thiết bị sẽ báo về trung tâm điều hành. Để kiểm tra xem thiết bị hỏng do lỗi lái xe cố tình hay do vô tình cũng là điều đơn giản. Còn doanh nghiệp nào nói rằng không thể kiểm soát được lái xe thì cũng cần phải xem lại vì đấy cũng có thể coi là cố tình lách luật,” ông Liên đưa ra biện pháp khắc phục lỗi.
Thu hồi giấy phép nếu hộp đen không chuẩn
Ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) thừa nhận: “Sau một tháng thực hiện lắp đặt hộp đen vẫn tồn tại một số vấn đề như: sử dụng thiết bị chưa phù hợp với quy chuẩn, lắp hộp đen nhưng chưa sử dụng vào việc quản lý và giám sát hành trình...”
Đối với trường hợp các đơn vị lắp hộp đen trước khi Bộ ban hành quy định, ông Thành cho rằng, Bộ đã giao các cơ quan liên quan phối hợp nâng cấp thiết bị cho phù hợp với quy chuẩn. Yêu cầu kiểm tra các đơn vị chưa lắp và kiểm chuẩn thiết bị để xác định lỗi.
“Với các thiết bị không hợp chuẩn, cơ quan chức năng sẽ thu hồi giấy phép doanh nghiệp lắp đặt và nhà cung cấp hộp đen,” ông Thành khẳng định.
Đề cập vấn đề lái xe tắt hoặc phá hỏng thiết bị, ông Thành cho hay, theo lộ trình, đến tháng 7/2013 mới xác định trách nhiệm của người lái xe với việc lắp thiết bị và với phương tiện. Đến thời điểm đó, nếu lực lượng chức năng kiểm tra xe mà không có thiết bị hộp đen hay có mà không sử dụng thì sẽ phạt lái xe.
“Trước mắt, trách nhiệm lắp và duy trì thiết bị thuộc về các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào không quản được lái xe, thì coi như không có đủ điều kiện kinh doanh và hoạt động. Lúc đó Bộ có thể xem xét đề nghị tước giấy phép kinh doanh,” ông Thành đưa ra biện pháp.
Ngoài ra, ông Thành cũng cho biết, để siết chặt việc lắp đặt và hoạt động hộp đen trên phương tiện, các đơn vị quản lý vận tải, quản lý tuyến sẽ kiểm tra đơn vị vận tải trên địa bàn đã lắp thiết bị chưa và thiết bị có hoạt động không, thông qua việc kiểm soát hành trình của từng chuyến xe. Phương tiện nào vi phạm sẽ thu hồi phù hiệu và thu hồi đến một tỷ lệ nhất định sẽ đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.”/.
Việt Hùng (Vietnam+)