Chiều 26/3, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu của quốc gia, của nhân dân trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bộ Nội vụ đã ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Hiến pháp; chỉ đạo các cơ quan báo chí, trung tâm thông tin của Bộ mở các chuyên trang, chuyên mục lấy ý kiến vào Dự thảo.
Việc Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo tổ chức, hoạt động của từng đơn vị thông qua các cuộc họp, hội thảo, tổng hợp ý kiến từng cá nhân. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến sâu hơn vào tất cả các nội dung của Dự thảo. Các ý kiến góp ý được tổng hợp đầy đủ, chính xác, góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Góp ý vào Dự thảo, các ý kiến cho rằng so với Hiến pháp năm 1992, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có nhiều tiến bộ, giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn đất nước sau hơn 20 năm đổi mới. Dự thảo Hiến pháp năm 1992 mang tính ổn định và có chất lượng về kỹ thuật lập hiến, đã ghi nhận và mở rộng các quyền con người, phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền con người.
Góp ý vào Chương Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được bố trí, sắp xếp lại, đưa từ Chương V về Chương II và được bổ sung thêm cụm từ “Quyền con người,” đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam.
Liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 25 của Dự thảo Hiến pháp quy định rõ “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…”
Theo các đại biểu, quy định như trên là hợp lý, phù hợp với Điều 18 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, đồng thời cụ thể hóa một số khía cạnh chưa được nêu rõ trong Điều 70 ở Hiến pháp hiện hành, đảm bảo thực hiện tốt hơn, đồng thời phòng ngừa những hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tại khoản 1 Điều 25, hai phạm trù tín ngưỡng, tôn giáo cần phải được làm rõ và cụ thể thêm, đồng thời đề nghị điều chỉnh lại là “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo…”
Các đại biểu nhất trí cao với Chương IX quy định về Chính quyền địa phương. Theo các đại biểu, Chương IX đã đảm bảo cơ sở hiến định cho việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phương để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng dự thảo chưa có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, trong khi thực tế quản lý đô thị và quản lý nông thôn lại hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, dự thảo cần có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Nhiều kiến đề nghị Dự thảo cần bổ sung điều, khoản khẳng định về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Góp ý vào việc sửa đổi, bổ sung quy định về Chính phủ trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có ý kiến cho rằng: so với Hiến pháp 1992, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã quy định ngắn gọn hơn, lược bỏ những quy định về chức năng của Chính phủ trong việc thống nhất quản lý về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất, nội dung chứa đựng trong các chương, điều của Hiến pháp - đạo luật cơ bản của quốc gia. Theo đó, Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề cơ bản, có tính rường cột. Vì thế, chức năng của Chính phủ trong quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực cụ thể sẽ được quy định tại một đạo luật riêng.
Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo cần quy định cụ thể hơn thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thực thi nhiệm vụ được phân công, phân cấp. Dự thảo chưa có sự rõ ràng giữa “Bộ” và “Bộ trưởng”; giữa nhận thức chung về “Bộ” và “tập thể lãnh đạo Bộ” với Bộ trưởng; giữa Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan quản lý về ngành, lĩnh vực với Bộ, từ đó dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng, đặc biệt là khi xảy ra sai phạm cần phải xử lý. Vì vậy, các đại biểu đề nghị quy định tách bạch và làm rõ vai trò của Bộ và Bộ trưởng để phù hợp với các quy định khác của Hiến pháp./.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu của quốc gia, của nhân dân trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bộ Nội vụ đã ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Hiến pháp; chỉ đạo các cơ quan báo chí, trung tâm thông tin của Bộ mở các chuyên trang, chuyên mục lấy ý kiến vào Dự thảo.
Việc Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo tổ chức, hoạt động của từng đơn vị thông qua các cuộc họp, hội thảo, tổng hợp ý kiến từng cá nhân. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến sâu hơn vào tất cả các nội dung của Dự thảo. Các ý kiến góp ý được tổng hợp đầy đủ, chính xác, góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Góp ý vào Dự thảo, các ý kiến cho rằng so với Hiến pháp năm 1992, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có nhiều tiến bộ, giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn đất nước sau hơn 20 năm đổi mới. Dự thảo Hiến pháp năm 1992 mang tính ổn định và có chất lượng về kỹ thuật lập hiến, đã ghi nhận và mở rộng các quyền con người, phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền con người.
Góp ý vào Chương Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được bố trí, sắp xếp lại, đưa từ Chương V về Chương II và được bổ sung thêm cụm từ “Quyền con người,” đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam.
Liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 25 của Dự thảo Hiến pháp quy định rõ “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…”
Theo các đại biểu, quy định như trên là hợp lý, phù hợp với Điều 18 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, đồng thời cụ thể hóa một số khía cạnh chưa được nêu rõ trong Điều 70 ở Hiến pháp hiện hành, đảm bảo thực hiện tốt hơn, đồng thời phòng ngừa những hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tại khoản 1 Điều 25, hai phạm trù tín ngưỡng, tôn giáo cần phải được làm rõ và cụ thể thêm, đồng thời đề nghị điều chỉnh lại là “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo…”
Các đại biểu nhất trí cao với Chương IX quy định về Chính quyền địa phương. Theo các đại biểu, Chương IX đã đảm bảo cơ sở hiến định cho việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phương để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng dự thảo chưa có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, trong khi thực tế quản lý đô thị và quản lý nông thôn lại hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, dự thảo cần có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Nhiều kiến đề nghị Dự thảo cần bổ sung điều, khoản khẳng định về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Góp ý vào việc sửa đổi, bổ sung quy định về Chính phủ trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có ý kiến cho rằng: so với Hiến pháp 1992, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã quy định ngắn gọn hơn, lược bỏ những quy định về chức năng của Chính phủ trong việc thống nhất quản lý về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất, nội dung chứa đựng trong các chương, điều của Hiến pháp - đạo luật cơ bản của quốc gia. Theo đó, Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề cơ bản, có tính rường cột. Vì thế, chức năng của Chính phủ trong quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực cụ thể sẽ được quy định tại một đạo luật riêng.
Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo cần quy định cụ thể hơn thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thực thi nhiệm vụ được phân công, phân cấp. Dự thảo chưa có sự rõ ràng giữa “Bộ” và “Bộ trưởng”; giữa nhận thức chung về “Bộ” và “tập thể lãnh đạo Bộ” với Bộ trưởng; giữa Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan quản lý về ngành, lĩnh vực với Bộ, từ đó dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng, đặc biệt là khi xảy ra sai phạm cần phải xử lý. Vì vậy, các đại biểu đề nghị quy định tách bạch và làm rõ vai trò của Bộ và Bộ trưởng để phù hợp với các quy định khác của Hiến pháp./.
Khiếu Thị Tư (TTXVN)