Ngày 16/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn về những vấn đề liên quan đến tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn, ông Hoàng Ngọc Đường đã trình bày tình hình thực hiện nhiệm vụ của tỉnh về quản lý tài nguyên môi trường, những vấn đề khó khăn trong giải quyết cấp mỏ, việc khai thác khoáng sản bất hợp pháp, việc quy định phí tài nguyên môi trường trong khai thác vàng sa khoáng…
Trong đó, tỉnh kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giúp Bắc Kạn đo vẽ bản đồ lập hồ sơ địa chính; lập đề án đánh giá khoáng sản vàng; thí điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản; việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải; xây dựng một số trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh. Các văn bản, thông tư hướng dẫn về Luật Tài nguyên, Luật Khoáng sản, Luật Môi trường cần sát với tình hình thực tế vùng - miền để các địa phương dễ áp dụng, thực hiện.
Bộ cũng sớm công bố các khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ của các địa phương để có cơ sở lập quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh; cho ý kiến về các khu vực khoáng sản có nguy cơ xảy ra khai thác trái phép tại tỉnh Bắc Kạn; xem xét việc bổ sung các dự án chế biến khoáng sản tại Bắc Kạn vào quy hoạch của cả nước song song với việc cấp mỏ để có điều kiện chế biến sâu, không xuất quặng thô ra khỏi địa bàn tỉnh….
Các ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn, ông Nguyễn Xuân Cường và đại diện các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn đều nhấn mạnh đến sự bất cập trong các quy định về quản lý, khai thác, cấp phép, xử phạt các vi phạm trong công tác quản lý khoáng sản; đề nghị Bộ có nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay, đặc biệt là tránh sự chồng chéo, bất cập giữa các Luật với nhau.
Sau khi nghe ý kiến của tỉnh Bắc Kạn và phân tích của các chuyên viên trong Đoàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang kết luận Bắc Kạn là tỉnh có nhiều mỏ với 270 điểm mỏ đã được công bố, 24 loại khoáng sản, nhưng trữ lượng không lớn, hiệu quả khai thác trong những năm qua không cao.
Việc cấp phép khai thác mỏ ở Bắc Kạn cần cân nhắc, đặc biệt với những điểm mỏ nhỏ lẻ, vì hệ lụy của khai thác mỏ là rất lớn, phá vỡ cảnh quan, môi trường, đường sá đều bị ảnh hưởng. Bộ Tài nguyên và Môi trường không ủng hộ việc cấp phép khai thác vàng sa khoáng vì sẽ phá nát các cánh đồng, sông, suối bị ảnh hưởng. Một số “hang vàng” đã khảo sát, trữ lượng không lớn, nếu khai thác sẽ rất nguy hiểm, có thể làm sập cửa hang.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủng hộ việc giúp Bắc Kạn đo đạc, lập hồ sơ địa chính đất của 22 xã còn lại, xem xét việc hỗ trợ vay từ nguồn kinh phí bảo vệ môi trường để xây dựng nhà máy xử lý rác thải; việc xây dựng các trạm quan trắc trên sông Cầu cũng được xem xét theo hướng tích cực…
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ trình Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo bảo vệ môi trường chung cho lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đồng Nai./.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn, ông Hoàng Ngọc Đường đã trình bày tình hình thực hiện nhiệm vụ của tỉnh về quản lý tài nguyên môi trường, những vấn đề khó khăn trong giải quyết cấp mỏ, việc khai thác khoáng sản bất hợp pháp, việc quy định phí tài nguyên môi trường trong khai thác vàng sa khoáng…
Trong đó, tỉnh kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giúp Bắc Kạn đo vẽ bản đồ lập hồ sơ địa chính; lập đề án đánh giá khoáng sản vàng; thí điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản; việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải; xây dựng một số trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh. Các văn bản, thông tư hướng dẫn về Luật Tài nguyên, Luật Khoáng sản, Luật Môi trường cần sát với tình hình thực tế vùng - miền để các địa phương dễ áp dụng, thực hiện.
Bộ cũng sớm công bố các khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ của các địa phương để có cơ sở lập quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh; cho ý kiến về các khu vực khoáng sản có nguy cơ xảy ra khai thác trái phép tại tỉnh Bắc Kạn; xem xét việc bổ sung các dự án chế biến khoáng sản tại Bắc Kạn vào quy hoạch của cả nước song song với việc cấp mỏ để có điều kiện chế biến sâu, không xuất quặng thô ra khỏi địa bàn tỉnh….
Các ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn, ông Nguyễn Xuân Cường và đại diện các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn đều nhấn mạnh đến sự bất cập trong các quy định về quản lý, khai thác, cấp phép, xử phạt các vi phạm trong công tác quản lý khoáng sản; đề nghị Bộ có nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay, đặc biệt là tránh sự chồng chéo, bất cập giữa các Luật với nhau.
Sau khi nghe ý kiến của tỉnh Bắc Kạn và phân tích của các chuyên viên trong Đoàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang kết luận Bắc Kạn là tỉnh có nhiều mỏ với 270 điểm mỏ đã được công bố, 24 loại khoáng sản, nhưng trữ lượng không lớn, hiệu quả khai thác trong những năm qua không cao.
Việc cấp phép khai thác mỏ ở Bắc Kạn cần cân nhắc, đặc biệt với những điểm mỏ nhỏ lẻ, vì hệ lụy của khai thác mỏ là rất lớn, phá vỡ cảnh quan, môi trường, đường sá đều bị ảnh hưởng. Bộ Tài nguyên và Môi trường không ủng hộ việc cấp phép khai thác vàng sa khoáng vì sẽ phá nát các cánh đồng, sông, suối bị ảnh hưởng. Một số “hang vàng” đã khảo sát, trữ lượng không lớn, nếu khai thác sẽ rất nguy hiểm, có thể làm sập cửa hang.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủng hộ việc giúp Bắc Kạn đo đạc, lập hồ sơ địa chính đất của 22 xã còn lại, xem xét việc hỗ trợ vay từ nguồn kinh phí bảo vệ môi trường để xây dựng nhà máy xử lý rác thải; việc xây dựng các trạm quan trắc trên sông Cầu cũng được xem xét theo hướng tích cực…
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ trình Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo bảo vệ môi trường chung cho lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đồng Nai./.
Nguyễn Trình (TTXVN)