TTXVN xin giới thiệu toàn văn Thông báo.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trântrọng thông báo ngày 20/8/2013, tại phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiđã tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài nguyênvà Môi trường; Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,Tổng Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ CôngThương, Bộ Công an tham dự phiên họp và giải trình, làm rõ thêm những vấn đềliên quan.
Phiên chất vấn được truyền hình trực tuyến để các vị đại biểu Quốc hội,Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân ở 63 tỉnh, thành phố trongcả nước tham gia, đặt câu hỏi chất vấn; được phát thanh, truyền hìnhtrực tiếp để nhân dân cả nước theo dõi, giám sát.
Phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, công khai, nghiêm túc, thẳngthắn và với tinh thần trách nhiệm. Nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đềbức xúc đặt ra từ thực tiễn cuộc sống và công tác quản lý, điều hành đất nước,được các vị đại biểu Quốc hội và dư luận cử tri cả nước quan tâm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường đã có nhiều cố gắng trong việc tham mưu giúp Chính phủ hoànthiện thể chế, chỉ đạo triển khai thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đạt được một số kết quả tích cực.
Tuy nhiên, trong công tác xây dựng pháp luật từ việc dự kiến xây dựng chươngtrình, thực hiện chương trình, chất lượng văn bản, ban hành văn bản quy định chitiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra cũng nhưmong muốn của cử tri. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản cònnhiều bất cập, hạn chế, làm thất thoát, lãng phí, gây lo lắng, bức xúctrong nhân dân và dư luận xã hội.
Tại phiên chất vấn, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã đưa ra nhiều giải pháp đểkhắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên. Ủy ban thường vụ Quốc hội ghi nhậncác giải pháp mà các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã nêu, đồng thời lưu ý một sốvấn đề sau đây:
1. Đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
- Tham mưu, giúp Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnhtheo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các nghịquyết của Quốc hội.
- Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc soạn thảo các dự án luật, pháplệnh thuộc trách nhiệm của Chính phủ, bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra; hạn chếviệc thay đổi, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Nghiêncứu, sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chú trọng đổimới các công đoạn của quy trình xây dựng luật, pháp lệnh; hạn chế tối đa việcphải ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật; bảo đảmluật, pháp lệnh khi có hiệu lực có đủ điều kiện để triển khai thi hành trongcuộc sống.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các Bộ trưởng, Trưởng ngành tập trung giải quyết dứtđiểm tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật,pháp lệnh thuộc lĩnh vực phụ trách; bảo đảm đến hết năm 2013 căn bản hoàn thànhviệc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đãđược ban hành từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến nay. Theo đó, cần rà soát,lập danh mục các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành chưa được ban hành; nêu rõ lý do chậm banhành, xác định trách nhiệm, tiến độ, giải pháp khắc phục và thời gian hoànthành, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2013).
- Có biện pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạmpháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống phápluật; khắc phục cho được tình trạng văn bản ban hành trái luật, pháp lệnh hoặckhông đúng thẩm quyền, quy trình, thể thức, chưa bảo đảm tính khả thi, gây phảnứng không tốt trong dư luận xã hội như thời gian vừa qua.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiện toàn tổ chức pháp chế các Bộ, ngành,địa phương; tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện cho cán bộ pháp chế.
- Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vịđại biểu Quốc hội đưa nội dung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luậtvào chương trình hoạt động thường xuyên của mình, trước mắt tập trung giám sátviệc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnhthuộc lĩnh vực phụ trách đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến nay đểbáo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2013).
2. Đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành hữu quan tích cực tháo gỡkhó khăn, vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu,quan tâm đối với các tỉnh miền núi, các tỉnh có khó khăn về ngân sách. Đẩy mạnhviệc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, chođồng bào dân tộc thiểu số theo chương trình 134, 135 và đồng bào di cư tự do,bảo đảm đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất lần đầu theo Nghị quyết của Quốc hội.
- Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra chặt chẽ việcsử dụng đất sau khi Nhà nước giao, cho thuê, nhất là ở những khu đô thị mới, khucông nghiệp. Có biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí đất đaitại nông, lâm trường quốc doanh. Có chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuấtcho đồng bào dân tộc thiểu số và đất sản xuất cho một bộ phận dân cư sản xuấtnông nghiệp thiếu đất do thực hiện di dời, tái định cư.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội về việc nâng caohiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại,tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Phối hợp vớiTổng Thanh tra Chính phủ tập trung xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo về đấtđai còn tồn đọng; xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dânbảo đảm giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, không để tồn đọng như thờigian qua.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 535/NQ-UBTVQH13; nghiên cứu hoàn thiện chínhsách, pháp luật về quản lý khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Tăngcường chỉ đạo và nghiêm túc thực hiện việc cấp giấy phép thăm dò khai tháckhoáng sản, việc khai thác khoáng sản vàng, cát, đá, sỏi gắn với bảo vệ môitrường; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở những khu vực khai thác khoángsản, phục hồi tình trạng đất sau khai thác khoáng sản. Quản lý chặt chẽ việc cấpgiấy phép khai thác khoáng sản, tình trạng xuất khẩu thô khoáng sản. Công bốcông khai, minh bạch cho các cấp, các ngành và các địa phương về quy hoạch nhữngkhu khai thác khoáng sản nhỏ lẻ để có chủ trương quản lý chặt chẽ; kết hợp quảnlý theo thẩm quyền, theo ngành và theo lãnh thổ để ngăn chặn tiêu cực, thamnhũng trong hoạt động này.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hoàn thiện chính sách,pháp luật về đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản, trước mắt, tập trunghoàn thiện trình Quốc hội thông qua dự án Luật đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ6, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản... Thanh tra,kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, khoáng sảnvà bảo vệ môi trường.
3. Các vị Bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời chất vấn cần có kế hoạch, biệnpháp thiết thực thực hiện những điều đã hứa trước Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.
4. Thực hiện Nghị quyết Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốchội tiếp tục tăng cường hoạt động báo cáo, giải trình gắn với việc triển khainhiệm vụ lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng thuộc lĩnhvực phụ trách; các Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội chútrọng giám sát việc thực hiện lời hứa của các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đểhoạt động chất vấn tại Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày càng chất lượng,hiệu quả./.