Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Vương Đình Huệ tham dự Hội thảo.
AFMIS-8 với chủ đề "Tăng trưởng và đứng vững: Câu chuyệnASEAN," đã tập trung trao đổi các vấn đề cơ hội đầu tư, thị trường tài chính vàlợi thế kinh tế của ASEAN so với các khu vực đang phát triển khác.
Phát biểu khaimạc Hội thảo, Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã khẳng định vai trò ngày càngtăng của ASEAN trong khu vực cũng như trên thế giới, trong đó có việc các nềnkinh tế ASEAN duy trì được nhịp độ tăng trưởng nhanh, góp phần đưa châu Á trởthành động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế toàn cầu.
Ông nhấn mạnh cácnước ASEAN cần tăng cường hợp tác đầu tư và thương mại, nhất là trong xây dựngvà phát triển cơ sở hạ tầng để đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững, hướngtới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng nước chủ nhà Indonesia Agus Martowardojođã nêu bật ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc hội thảo lần này, diễn ra trongbối cảnh các nền kinh tế Mỹ và Liên minh châu Âu đang đối mặt với những khó khănchồng chất về thâm hụt kép và nợ công, và trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEANlần thứ 19, sẽ diễn ra ngày 17/11 cũng tại Indonesia.
Ông nhấn mạnh AFMIS là mộttrong những hoạt động quốc tế để thúc đẩy ASEAN thành một điểm đến đầu tư hấpdẫn, đồng thời cho biết ASEAN nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực tưnhân trong nền kinh tế và phát triển kinh tế, và sẽ luôn luôn nỗ lực theo đuổihội nhập tài chính và thương mại.
Tại Hội thảo, Bộ trưởng Tài chính năm nước, gồmIndonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam đã giới thiệu về tìnhhình kinh tế vĩ mô, những chính sách và thách thức đối với việc đảm bảo tăngtrưởng kinh tế ổn định của mỗi nước.
Các Bộ trưởng Tài chính đều nhất trí chorằng cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính 1997-1998 là một bài học có giá trị chocác nước thành viên ASEAN để áp dụng chính sách bảo đảm an ninh tài chính-tiềntệ, đồng thời thu hút mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư đổ vào.
Các Bộ trưởng cũng lưuý sự cần thiết phải thường xuyên kiểm soát và quản lý tốt các dòng vốn lớn, bởimột sự đảo ngược đột ngột của dòng tiền nóng có thể ảnh hưởng bất lợi đến kinhtế của nước thành viên ASEAN, gây nguy hiểm cho ổn định kinh tế và tài chính củakhu vực.
Phát biểu tham luận tại Hội thảo, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã nêu rõnhững bước đi cần thiết để đưa ASEAN trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn,những biện pháp để gia tăng luân chuyển thương mại nội khối.
Theo Bộ trưởng,ASEAN có những lợi thế lớn để thu hút đầu tư nước ngoài, như đây là một khu vựckinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, thị trường lớn, xuất khẩucao, có nhiều chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn lao động rẻvà dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Để ASEAN trở thành một địa điểm đầutư hấp dẫn, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đề nghị các nước ASEAN cần tiến hành cácchính sách đồng bộ, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bảo đảm quyền sở hữu,phát triển hệ thống pháp lý vững mạnh, tăng cường năng lực quản trị công ty vàquản lý rủi ro các loại hình doanh nghiệp; tạo lập môi trường cạnh tranh bìnhđẳng và cải cách hành chính, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng; phát triển nền kinhtế tri thức; mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác chủchốt trong và ngoài khu vực.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng đã giớithiệu về những chủ trương, đường lối, biện pháp và thành tựu của Việt Nam trongviệc đối phó với lạm phát, cổ phần hóa và nâng cao năng lực của các doanh nghiệpnhà nước, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính-ngân hàng, những chỉ tiêukinh tế cơ bản của Việt Nam trong năm 2012; đồng thời đề nghị Hội thảo lần tớidành sự quan tâm nhiều hơn cho đầu tư nội khối.
Ngoài phiên họp chung, Bộ trưởngTài chính mỗi nước ASEAN còn có cuộc gặp đối thoại riêng với các nhà đầu tư nướcngoài để giới thiệu về môi trường và các cơ hội đầu tư vào nền kinh tế.Hội thảođã kết thúc chiều cùng ngày với việc ra Thông cáo báo chí chung.
Thông cáo nêurõ AFMIS là diễn đàn để thảo luận về hiện trạng và phương hướng của các nền kinhtế ASEAN trong tương lai; khẳng định các nền kinh tế ASEAN có thể đứng vữngtrước những cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất và tiếp tục duytrì sức mạnh và sự vững vàng trải qua những biến động và bất ổn đang phải đốimặt hiện nay; cho rằng ASEAN - với tổng GDP gần 1.859 tỷ USD, thu hút 75,8 tỷUSD FDI năm 2010, một thị trường gần 600 triệu người, tiềm năng con người thuậnlợi, sức mua đang trên đà gia tăng, có các chính sách thận trọng, chương trìnhphát triển kinh tế của mỗi thành viên và của cả khối rõ ràng, sẽ có triển vọngphát triển kinh tế vững chắc và tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Thông cáocũng nhấn mạnh rằng các nước ASEAN vẫn tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện nềnkinh tế và tài chính nhằm nâng cao hiệu quả và ổn định kinh tế.
Các chính sáchvà biện pháp cải cách này đã định hình lại tình hình chính trị, kinh tế và lànền tảng cho sức mạnh tái sinh nền kinh tế khu vực ASEAN, và tăng cường thúc đẩytiến trình hội nhập toàn diện của ASEAN với ba trụ cột quan trọng chính trị-anninh, kinh tế và văn hóa-xã hội vào năm 2015./.