Bộ trưởng VH-TT-DL trả lời chất vấn về "chặt chém"

Đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thừa nhận tình trạng "chặt chém" du khách và đề xuất tăng mức phạt.
Tiếp tục chương trình kỳ họp, ngày 13/6, người thứ hai đăng đàn trả lời chất vấncủa các đại biểu Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch HoàngTuấn Anh.

Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh tập trung làm rõ ba vấn đề là các giải pháp xây dựng nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao phẩm chất đạo đức xã hội; biện phápkhắc phục những tồn tại, yếu kém thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, thươnghiệu du lịch Việt Nam; đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao, rèn luyện thân thểcủa toàn dân góp phần nâng cao thể chất, sức khỏe, trí tuệ của người Việt Nam.

Đưa du lịch Việt Nam trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh) về những giải pháp"chặt chém" khách du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch kém hấp dẫn, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nêu rõ Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược về phát triểndu lịch Việt Nam và đã có Quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch Việt Nam.Đảng và Nhà nước đánh giá cao vai trò du lịch trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Trước hết, là việc thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng trưởngGDP, tạo động lực cho các ngành khác phát triển. Nếu như năm 1995, chỉ đóng gópvào tăng trưởng GDP 3,21% thì đến năm 2012 du lịch đã đóng góp vào GDP gần 6%.

Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm phát triển du lịch theo Chiến lược đã được phêduyệt gồm du lịch Việt Nam phải nhanh chóng trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn,góp phần tăng trưởng GDP; gắn phát triển du lịch với bảo tồn các di tích lịchsử; tăng cường xã hội hóa...

Nói về những giải pháp căn bản sắp tới để phát triển du lịch, Bộ trưởng cho rằngcần xem xét sự hoàn thiện của chuỗi dịch vụ và sản phẩm. Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch đã phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chuyển 5 trườngtrung cấp du lịch thành trường cao đẳng nghề du lịch tại Hải Phòng, Đà Nẵng, NhàTrang, Đà Lạt... cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá; tổ chứcliên kết trong phát triển du lịch; quản lý nhà nước về du lịch, Bộ trưởng nhấnmạnh.

Thừa nhận vẫn tồn tại tình trạng “chặt chém” du khách, gây sự thiếu thiện cảmđối với ngành "công nghiệp không khói," Bộ trưởng cho biết nguyên nhân là do sựphối hợp liên ngành chưa tốt; thiếu kiểm tra, giám sát những điểm du lịch cónguy cơ mất trật tự, "chặt chém" du khách; các văn bản liên quan để xử lý viphạm, các mức độ xử phạt còn nhẹ.

Giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng cho biết sắp tới Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chínhphủ để ban hành Nghị định tăng mức xử phạt. Song, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh hiệntượng này không phải là phổ biến ở tất cả các địa phương. Có nhiều địa phươngkhông xảy ra tình trạng này, Bộ trưởng giải trình.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) về những giải pháp khắcphục yếu kém nội tại, đưa ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn, nhưngđể tiềm năng trở thành hiện thực đòi hỏi một quá trình tích lũy kinh nghiệm,nâng cao nhận thức của người dân...

Chưa tán thành câu trả lời này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộtrưởng trả lời dứt điểm câu hỏi của đại biểu là đến năm 2020 theo chiến lượcphát triển 10 năm thì du lịch Việt Nam có ngang tầm khu vực không? Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh một lần nữa khẳng định để đạt mục tiêu này, đòi hỏi phải phấn đấunhiều, nỗ lực nhiều và cần có sự chung tay góp sức của người dân, của chínhquyền các cấp và đặc biệt là các doanh nghiệp.

Về các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch, Bộ trưởng cho biết cầnhoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Sắp tới Bộ sẽ sửa đổi Luật Du lịch vàNghị định xử phạt vi phạm hành chính về du lịch, triển khai quy hoạch vùng... Bộtrưởng mong muốn các địa phương phối hợp trong việc quy hoạch phát triển dulịch.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động biểu diễn


Đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An) phản ánh đời sống xã hội hiện nay đang thiếuvắng các tác phẩm hay, tác phẩm đỉnh cao. Giải thích vấn đề này, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh nêu lý do tiềm lực của đội ngũ sáng tác, nghiên cứu, lý luận và phêbình còn yếu; chính sách cho lực lượng này chưa thật tốt; lĩnh vực nghệ thuậtbiểu diễn, đặc biệt là điện ảnh hay sân khấu, nghệ thuật truyền thống gặp nhiềukhó khăn.

Bộ trưởng cho biết Bộ đã cùng các bộ, ngành khác xây dựng 5 đề án liên quan đếnlĩnh vực này. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 844 vềđấu thầu, đặt hàng các tác phẩm. Sắp tới sẽ có sự đặt hàng, lựa chọn tác phẩm vàcó chính sách khuyến khích để nghệ sỹ cống hiến. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ sửa hai quyết định về tiền nhuận bút và tiềnbồi dưỡng luyện tập.

Nêu giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động biểu diễn,Bộ trưởng cho biết sẽ siết chặt từ khâu cấp phép đến duyệt chương trình và hậukiểm. Những chương trình biểu diễn không đảm bảo về an ninh trật tự sẽ không chotổ chức. Bộ sẽ hoàn thiện các văn bản về xử phạt hành chính về lĩnh vực này theohướng tăng mức xử phạt cao hơn. Ngoài rút giấy phép không cho biểu diễn thì cácnghệ sỹ ăn mặc phản cảm, hát "nhái," làm động tác để tạo sự scandal thu hút khángiả sẽ đình chỉ biểu diễn hoặc phạt cấm biểu diễn từ 3 đến 6 tháng..., Bộ trưởngcho biết.

Trước một số chất vấn của đại biểu Quốc hội về phát triển văn hóa đọc, đặc biệttrong giới trẻ hiện nay, Bộ trưởng đánh giá hiện xã hội đang bị chi phối bởinhiều loại hình vui chơi giải trí, đặc biệt là lĩnh vực thông tin truyền thông.Trong khi đó, hệ thống thư viện của Việt Nam không đồng đều. Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch đã áp dụng biện pháp luân chuyển sách từ thư viện tỉnh đến huyệnvà các xã.

“Công việc còn lại là chúng ta cũng phải vận động nhân dân để nâng cao văn hóađọc,” Bộ trưởng nói.

Giải trình thêm cùng Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyềnthông Nguyễn Bắc Son đã nêu rõ hơn về ảnh hưởng, tác động của thông tin, cụ thểlà Internet tới văn hóa. Các giải pháp Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trungtriển khai trong thời gian tới bao gồm tham mưu các cấp có thẩm quyền, Chính phủxây dựng nghị định mới về việc quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có nhiều biệnpháp thúc đẩy phát triển Internet hơn nữa, quản lý chặt chẽ hoạt động Internet,tạo điều kiện khai thác những mặt tích cực trên Internet phục vụ cuộc sống. Bộcũng có chế tài vừa khuyến khích, tạo môi trường cho Internet phát triển, vừa xửlý nghiêm những trường hợp vi phạm đồng thời tăng cường củng cố tổ chức bộ máy,trang bị thiết bị cơ sở cần thiết, nâng cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực quảnlý an toàn thông tin trên mạng cũng là những giải pháp mà Bộ Thông tin và Truyềnthông hướng tới.

Tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã tham gialàm rõ thêm một số vấn đề liên quan. Bộ trưởng đánh giá công tác giáo dục đạođức trong học sinh sinh viên thời gian qua có những đổi mới tiến bộ, thu đượcnhiều kết quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, tình trạng bạo lực họcđường đang có diễn biễn phức tạp, đạo đức học sinh có những diễn biến mới.

Theo Bộ trưởng, tình trạng này có các nguyên nhân do tâm lý lứa tuổi muốn tựkhẳng định mình; sự phát triển nhanh kinh tế thị trường, kéo theo tác động tiêucực đến hình thành và phát triển nhân cách; những hành vi bạo lực xuất hiệnnhiều trong đời sống xã hội. Về phía nhà trường, nội dung giáo dục đạo đức chohọc sinh còn hạn chế, chưa tạo lôi cuốn...

Đề cập tới các giải pháp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết ngành giáo dục chủđộng đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi cử... đối với các môn liên quantới giáo dục đạo đức công dân; tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,sinh viên; lồng ghép việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vớicuộc vận động mỗi thầy giáo là tấm gương đạo đức, tấm gương tự học và sángtạo...

Cùng với đổi mới phương pháp dạy học, Bộ trưởng cho biết sẽ chỉ đạo tăng cườngcác hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học,từng địa phương theo từng chủ đề, giúp cho việc học văn hóa, rèn luyện sức khỏehình thành nhân cách phối hợp đồng bộ với nhau...

Đăng cai ASIAD 2019 có nhiều ý nghĩa

Trả lời câu hỏi của các đại biểu về công tác chuẩn bị nhân lực, vật lực, đặcbiệt là sử dụng các công trình phục vụ thể thao ở các thành phố lớn phục vụ choASIAD 2019, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định việc Việt Nam trở thành nơi đăngcai ASIAD 2019 là sự kiện không chỉ cử tri mà là vấn đề các nước khác quan tâm.

Bộ trưởng nhấn mạnh ý nghĩa của đăng cai ASIAD 2019 không chỉ về chính trị vàngoại giao mà có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa. Sự kiện này cũng thể hiện việctăng cường đầu tư của nhà nước cho thể thao cũng như tăng cường mở rộng đẩy mạnhphong trào thể thao quần chúng cũng như thể thao đỉnh cao. Bộ trưởng tin tưởngvới kinh nghiệm đã tổ chức những lần Đại hội thể dục thể thao của Đông Nam Á vàchâu Á, Việt Nam sẽ tổ chức thành công ASIAD 2019.

Một số ý kiến đại biểu lo ngại số tiền chi cho đăng cai ASIAD lớn, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh cho rằng đây là số tiền lớn trong điều kiện kinh tế còn nhiều khókhăn hiện nay, nhưng đăng cai ASIAD là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh đấtnước. Bộ trưởng tin tưởng có cách xử lý các khó khăn, đồng thời nhấn mạnh tớinhững thuận lợi Việt Nam có là hiện 80% cơ sở vật chất đang có đã đảm bảo sẵnsàng phục vụ ASIAD.

Về các biện pháp để phát huy các nhà thi đấu ở các địa phương, Bộ trưởng đề nghịmở rộng và tăng cường hơn nữa các loại hình thể thao và đặc biệt là thể thao vuichơi giải trí; tập huấn cho các huấn luyện viên, hướng dẫn viên... Bên cạnh đó,phải thành lập các liên đoàn, các hiệp hội để thu hút các người dân tham gia.Hiện Việt Nam có 45.000 câu lạc bộ thể thao, trong đó có 6.000 câu lạc bộ bóngđá, theo Bộ trưởng sẽ phải tăng số lượng này thêm lên.

Kết luận phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchHoàng Tuấn Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ qua thảo luận, các đạibiểu đều khẳng định văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam có nhiều tiến bộ, đónggóp cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợpvới các ngành để có những biện pháp tích cực phát huy sức mạnh của nền văn hóadân tộc; đồng thời khắc phục những tồn tại đã được các đại biểu Quốc hội nêu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cầncó những giải pháp để nâng cao vị thế, tiềm năng du lịch Việt Nam, để du lịchViệt Nam phát triển với tốc độ nhanh, với thương hiệu tốt, trở thành ngành kinhtế tác động tích cực vào nền kinh tế nước nhà./.

Quỳnh Hoa-Khiếu Tư (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Trường Sa - hành trình gắn kết triệu trái tim

Trường Sa - hành trình gắn kết triệu trái tim

Trường Sa - hành trình trở về trong trái tim - trở về với tình yêu Tổ quốc, với những giá trị thiêng liêng nhất mà mỗi người con đất Việt luôn gìn giữ, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.