Chiến lược nhà ở Quốc gia đã được phê duyệt với các tiêu chí rất rõ ràng, khẳng định nhà ở là điều kiện để phát triển con người toàn diện, thực hiện mục tiêu vì con người.
Do vậy, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc triển khai thực hiện Chiến lược quan trọng này.
Trên thực tế, các phong trào như xây dựng nhà ở xã hội hay phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp đã được triển khai trong nhiều năm nay, thậm chí một số địa phương lớn trên toàn quốc đã được chọn tiên phong làm thí điểm nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong đợi.
Đơn cử gần nhất là mặc dù các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trên toàn quốc đã đăng ký tới con số hàng nghìn nhưng tỷ lệ triển khai và hoàn thành chỉ ở hàng đơn vị. Thực trạng này dễ dẫn tới liên tưởng “đánh trống bỏ dùi.”
Tuy nhiên, tại hội nghị của ngành vừa tổ chức ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng đăng đàn khẳng định sẽ vào cuộc quyết liệt để cùng với các địa phương, ngành liên quan thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nhà ở.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện tốt nhất vai trò hoạch định chính sách của mình. Bộ không có tiền cho dân nhưng chính sách là công cụ quan trọng để định hướng, tạo ra những có hội khuyến khích phát triển quỹ nhà ở một cách hợp lý, đúng đối tượng, trong đó giành ưu tiên cho nhóm nhà ở xã hội và người thu nhập thấp.
Bộ Xây dựng sẽ hỗ trợ tối đa việc phát triển nhà trong thời gian tới theo đúng chức năng là cơ quan hoạch định chính sách - Bộ trưởng khẳng định.
Với trọng tâm là Chiến lược phát triển nhà, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội.
Ngoài việc hoàn thiện cơ cấu pháp luật liên quan đến nhà ở, công tác quy hoạch cùng góp phần rất quan trọng.
Bởi vậy, trong Nghị định phát triển đô thị sắp trình Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất các quy hoạch phân khu phải chỉ rõ khu đất sẽ dành để xây dựng nhà ở xã hội và không được sử dụng vào mục đích khác. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước là các giải pháp khuyến khích huy động nhiều nguồn lực cùng đầu tư khi làm nhà xã hội hoặc hình thức BOT… để tạo lập quỹ nhà để bán hoặc cho các đối tượng có nhu cầu mua - thuê - thuê mua.
Trong quý 2 năm 2012, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ phương án Quỹ tiết kiệm nhà ở với sự tham gia của Ngân hàng và một số cơ quan ban ngành khác.
Theo "Chiến lược nhà ở Quốc gia đến năm 2020," mỗi năm sẽ phát triển thêm 100 triệu m2 nhà ở đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng về chỗ ở và điều kiện sống của các tầng lớp dân cư.
Trong số này phải dành tối thiểu khoảng 20% diện tích sàn tại các dự án phát triển nhà ở đô thị phục vụ đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo.
Đến năm 2015, Việt Nam phấn đấu đưa diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người và đạt mốc 25m2 sàn/người vào năm 2020. Giai đoạn tới, tăng tỷ trọng nhà ở chung cư, nhà ở cho thuê đặc biệt được chú trọng theo hướng vừa khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đồng thời Nhà nước chủ động đầu tư phát triển quỹ nhà ở để cho thuê.
Dự kiến, năm 2015, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án tại các đô thị loại đặc biệt đạt trên 80% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới. Tỷ lệ này ở các đô thị từ loại 1 đến loại 2 yêu cầu hơn 50% và trên 30% với đô thị loại 3.
Tỷ lệ nhà ở cho thuê cũng phải đạt tối thiểu khoảng 20% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị loại 3 trở lên. Đến năm 2015, tại khu vực đô thị phấn đấu xây dựng mới tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội và năm 2020 tăng lên 12,5 triệu m2 để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp.
Để "chiến lược hành động" này đạt mục tiêu, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng cần phân định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia quá trình phát triển nhà ở.
Mặc dù Chiến lược đã quy định rất rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ tham gia thực hiện nhưng để chính sách đi vào cuộc sống cần phải có kế hoạch tổ chức thực hiện từ cơ sở.
Điều này rất quan trọng bởi Bộ Xây dựng không thể tự làm nếu thiếu sự nhập cuộc của các địa phương./.
Do vậy, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc triển khai thực hiện Chiến lược quan trọng này.
Trên thực tế, các phong trào như xây dựng nhà ở xã hội hay phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp đã được triển khai trong nhiều năm nay, thậm chí một số địa phương lớn trên toàn quốc đã được chọn tiên phong làm thí điểm nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong đợi.
Đơn cử gần nhất là mặc dù các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trên toàn quốc đã đăng ký tới con số hàng nghìn nhưng tỷ lệ triển khai và hoàn thành chỉ ở hàng đơn vị. Thực trạng này dễ dẫn tới liên tưởng “đánh trống bỏ dùi.”
Tuy nhiên, tại hội nghị của ngành vừa tổ chức ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng đăng đàn khẳng định sẽ vào cuộc quyết liệt để cùng với các địa phương, ngành liên quan thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nhà ở.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện tốt nhất vai trò hoạch định chính sách của mình. Bộ không có tiền cho dân nhưng chính sách là công cụ quan trọng để định hướng, tạo ra những có hội khuyến khích phát triển quỹ nhà ở một cách hợp lý, đúng đối tượng, trong đó giành ưu tiên cho nhóm nhà ở xã hội và người thu nhập thấp.
Bộ Xây dựng sẽ hỗ trợ tối đa việc phát triển nhà trong thời gian tới theo đúng chức năng là cơ quan hoạch định chính sách - Bộ trưởng khẳng định.
Với trọng tâm là Chiến lược phát triển nhà, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội.
Ngoài việc hoàn thiện cơ cấu pháp luật liên quan đến nhà ở, công tác quy hoạch cùng góp phần rất quan trọng.
Bởi vậy, trong Nghị định phát triển đô thị sắp trình Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất các quy hoạch phân khu phải chỉ rõ khu đất sẽ dành để xây dựng nhà ở xã hội và không được sử dụng vào mục đích khác. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước là các giải pháp khuyến khích huy động nhiều nguồn lực cùng đầu tư khi làm nhà xã hội hoặc hình thức BOT… để tạo lập quỹ nhà để bán hoặc cho các đối tượng có nhu cầu mua - thuê - thuê mua.
Trong quý 2 năm 2012, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ phương án Quỹ tiết kiệm nhà ở với sự tham gia của Ngân hàng và một số cơ quan ban ngành khác.
Theo "Chiến lược nhà ở Quốc gia đến năm 2020," mỗi năm sẽ phát triển thêm 100 triệu m2 nhà ở đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng về chỗ ở và điều kiện sống của các tầng lớp dân cư.
Trong số này phải dành tối thiểu khoảng 20% diện tích sàn tại các dự án phát triển nhà ở đô thị phục vụ đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo.
Đến năm 2015, Việt Nam phấn đấu đưa diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người và đạt mốc 25m2 sàn/người vào năm 2020. Giai đoạn tới, tăng tỷ trọng nhà ở chung cư, nhà ở cho thuê đặc biệt được chú trọng theo hướng vừa khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đồng thời Nhà nước chủ động đầu tư phát triển quỹ nhà ở để cho thuê.
Dự kiến, năm 2015, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án tại các đô thị loại đặc biệt đạt trên 80% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới. Tỷ lệ này ở các đô thị từ loại 1 đến loại 2 yêu cầu hơn 50% và trên 30% với đô thị loại 3.
Tỷ lệ nhà ở cho thuê cũng phải đạt tối thiểu khoảng 20% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị loại 3 trở lên. Đến năm 2015, tại khu vực đô thị phấn đấu xây dựng mới tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội và năm 2020 tăng lên 12,5 triệu m2 để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp.
Để "chiến lược hành động" này đạt mục tiêu, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng cần phân định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia quá trình phát triển nhà ở.
Mặc dù Chiến lược đã quy định rất rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ tham gia thực hiện nhưng để chính sách đi vào cuộc sống cần phải có kế hoạch tổ chức thực hiện từ cơ sở.
Điều này rất quan trọng bởi Bộ Xây dựng không thể tự làm nếu thiếu sự nhập cuộc của các địa phương./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)