Ngày 6/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức lễ ra mắt Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội với các chức năng chính là nghiên cứu, đào tạo, hợp tác và chuyển giao công nghệ dược phẩm. Phó giáo sư, tiến sỹ Thái Nguyễn Hùng Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện công nghệ Dược phẩm Quốc gia.
Viện được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và tá dược; nghiên cứu và phát triển công nghệ bào chế các dạng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; phân tích, kiểm tra chất lượng và thử tương đương sinh học.
Viện thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận theo quy định; hợp tác quốc tế, thông tin và tư vấn khoa học công nghệ. Viện phối hợp sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu khoa học công nghiệp của Viện và theo nhu cầu của các đơn vị; nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất và phương pháp kiểm định vắcxin, sinh phẩm y tế và nghiên cứu, phát triển bao bì dùng trong công nghệ dược phẩm và trang thiết bị phục vụ ngành dược.
Thời gian tới, Viện Công nghệ dược phẩm Quốc gia sẽ tập trung vào những hoạt động trọng tâm như: Từng bước hình thành bộ máy tổ chức và triển khai hoạt động của Viện; ưu tiên phát triển các phòng thí nghiệm về công nghệ bào chế, công nghệ chiết xuất; dự kiến triển khai nhiều đề tài nghiên cứu; chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất nguyên liệu làm thuốc và bào chế thuốc với sự đẩy mạnh hợp lý các kỹ thuật phân tích, kiểm nghiệm để hỗ trợ; tùng bước thăm dò và tiếp cận nghiên cứu về bao bì, trang thiết bị, sản xuất và kiểm định vắc xin...
Đến nay, Việt Nam có 113 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với trên 13.268 sản phẩm trong nước được cấp số đăng ký lưu hành của hơn 500 hoạt chất, cơ bản sản xuất được thuốc thành phẩm có hoạt chất nằm trong danh mục thuốc thiết yếu theo khuyến cáo của WHO. Một số hoạt chất, nguyên liệu làm thuốc và tá dược làm thuốc đã được sản xuất. Bên cạnh đó là thành công trong sản xuất vắc xin trong nước đã đáp ứng 100% nhu cầu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng; các sinh phẩm miễn dịch và một số ứng dụng khác về công nghệ sinh học trong sản xuất dược phẩm. Công nghệ tách chiết các sản phẩm máu đã tạo ra các sản phẩm máu và huyết tương được ứng dụng đem lại hiệu quả cao hơn trong điều trị và kinh tế./.
Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội với các chức năng chính là nghiên cứu, đào tạo, hợp tác và chuyển giao công nghệ dược phẩm. Phó giáo sư, tiến sỹ Thái Nguyễn Hùng Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện công nghệ Dược phẩm Quốc gia.
Viện được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và tá dược; nghiên cứu và phát triển công nghệ bào chế các dạng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; phân tích, kiểm tra chất lượng và thử tương đương sinh học.
Viện thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận theo quy định; hợp tác quốc tế, thông tin và tư vấn khoa học công nghệ. Viện phối hợp sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu khoa học công nghiệp của Viện và theo nhu cầu của các đơn vị; nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất và phương pháp kiểm định vắcxin, sinh phẩm y tế và nghiên cứu, phát triển bao bì dùng trong công nghệ dược phẩm và trang thiết bị phục vụ ngành dược.
Thời gian tới, Viện Công nghệ dược phẩm Quốc gia sẽ tập trung vào những hoạt động trọng tâm như: Từng bước hình thành bộ máy tổ chức và triển khai hoạt động của Viện; ưu tiên phát triển các phòng thí nghiệm về công nghệ bào chế, công nghệ chiết xuất; dự kiến triển khai nhiều đề tài nghiên cứu; chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất nguyên liệu làm thuốc và bào chế thuốc với sự đẩy mạnh hợp lý các kỹ thuật phân tích, kiểm nghiệm để hỗ trợ; tùng bước thăm dò và tiếp cận nghiên cứu về bao bì, trang thiết bị, sản xuất và kiểm định vắc xin...
Đến nay, Việt Nam có 113 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với trên 13.268 sản phẩm trong nước được cấp số đăng ký lưu hành của hơn 500 hoạt chất, cơ bản sản xuất được thuốc thành phẩm có hoạt chất nằm trong danh mục thuốc thiết yếu theo khuyến cáo của WHO. Một số hoạt chất, nguyên liệu làm thuốc và tá dược làm thuốc đã được sản xuất. Bên cạnh đó là thành công trong sản xuất vắc xin trong nước đã đáp ứng 100% nhu cầu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng; các sinh phẩm miễn dịch và một số ứng dụng khác về công nghệ sinh học trong sản xuất dược phẩm. Công nghệ tách chiết các sản phẩm máu đã tạo ra các sản phẩm máu và huyết tương được ứng dụng đem lại hiệu quả cao hơn trong điều trị và kinh tế./.
Trần Thu (TTXVN)