Từ Việt Nam sang Pháp, từ Pháp sang Mỹ, rồi từ Mỹ về Việt Nam - đi một vòng trái đất, cuối cùng cuốn tiểu luận của John C. Schafer lại được đón về Việt Nam.
Đó là nhờ sự tình cờ đầy ngẫu hứng và quyết định rất nhanh của nhóm những người bạn thân thiết của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: giáo sư Tương Lai, giáo sư Cao Huy Thuần, nhà thơ Nguyễn Duy, Đào Duy Chữ, Nguyễn Xuân Sanh, Trần Trọng Thức, Ngô Tiến Nhơn và Lê Thị Hoàng Anh.
Sau chưa đầy 30 ngày, cuốn tiểu luận của giáo sư người Mỹ đã kịp ra mắt độc giả Việt Nam với phần dịch thuật và biên soạn rất kỹ càng, đúng vào dịp kỷ niệm 11 năm ngày mất Trịnh Công Sơn.
Đa chiều những góc nhìn
Không ai có thể phủ nhận giá trị rất lớn của cuốn sách này, bởi tác giả đã dày công nghiên cứu, so sánh và đối chiếu với rất nhiều tư liệu liên quan đến cuộc đời cùng những sáng tác của Bob Dylan và Trịnh Công Sơn.
Dưới góc nhìn của giáo sư Tương Lai - một trong những người đầu tiên nảy ra ý định đưa cuốn sách về Việt Nam: “Cuốn sách giúp nâng nhận thức về Trịnh Công Sơn lên tầm cao hơn. Nó cũng nâng tầm mức của Trịnh Công Sơn lên cấp độ mới mà trước đây chúng ta đánh giá chưa hết. Cuốn sách giúp tôi hiểu thêm nhiều khía cạnh mới, sâu sắc hơn về Trịnh Công Sơn.”
Còn với nhà thơ Nguyễn Duy - một người bạn rất thân thiết với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, cuốn sách cho thấy những điểm tương đồng nhưng cũng khác biệt rất rõ giữa Trịnh Công Sơn và Bob Dylan. "Bob Dylan chống chiến tranh chung chung, lo sợ về cuộc chiến tranh lạnh, bày tỏ thái độ chống chiến tranh nhưng không cụ thể là chiến tranh Việt Nam. Trong khi đó, Trịnh Công Sơn chống một cuộc chiến tranh đang xảy ra trên chính quê hương mình, có tọa độ, thái độ cụ thể, rất mãnh liệt trong loạt bài ở thời ca khúc da vàng, như 'Ca dao mẹ'... Trịnh Công Sơn cũng nhân ái hơn, nhân bản hơn, đối xử với mọi người tốt hơn. Tư tưởng giữa hai người cũng khác biệt. Trong các sáng tác của Bob Dylan, có thể thấy tư tưởng Kitô giáo rất mạnh, 'ướt sũng kinh thánh.' Còn Trịnh Công Sơn thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, tình yêu với cộng đồng, nhân loại và từng cá thể…”
Tuy nhiên, các học giả này cũng có những cách nhìn nhận khác. Giáo sư Tương Lai thẳng thắn bày tỏ: “Tôi quan niệm thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, trước hết phải có rung cảm thẩm mỹ đối với tác phẩm. Đôi khi, các nhà nghiên cứu rất công phu, đi rất sâu để phân tích vì sao có bài này, câu kia, giai điệu ấy… Tuy nhiên, nếu ngập tràn trong những điều này sẽ đánh mất rung cảm trong lòng người thưởng thức. Tôi đánh giá cao tác giả John C. Schafer khi ông ấy đi rất sâu vào triết lý Phật giáo để phân tích ca từ trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Đứng về mặt nghiên cứu văn bản học, John C. Schafer là người đầu tiên cung cấp cho bạn đọc khối lượng tri thức để hiểu về ca từ, gốc gác triết lý của những ca từ đó. Tuy nhiên, thực tế là nếu tôi không am hiểu gì về Phật giáo, tôi vẫn cảm nhận được Trịnh Công Sơn. Nhạc Trịnh Công Sơn đi vào lòng mọi người trực tiếp bằng sự cảm, thích. Tác phẩm của John C. Schafer nâng tầm hiểu biết của mọi người lên nhưng không phải nhờ cuốn sách này, người ta mới yêu Trịnh Công Sơn hơn.”
Cùng nỗi băn khoăn ấy, nhà thơ Nguyễn Duy bày tỏ: “Tôi có một băn khoăn rằng nếu đưa sáng tác của Trịnh Công Sơn vào hệ thống tinh thần Phật giáo sâu quá thì có thể là khiên cưỡng. Nhưng đây chỉ là băn khoăn của riêng cá nhân tôi mà thôi.”
Còn với gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, cô em gái Trịnh Vĩnh Trinh cho biết: “Nói về sách, nên để cho tất cả quần chúng đón nhận và nhận xét. Riêng tôi thấy những nhận xét về anh Sơn trong cuốn sách này rất đúng. Từ trước đến nay đã có rất nhiều sách về anh Sơn nhưng điều thú vị lần này là cuốn sách được viết bởi một người nước ngoài, có nhiều nhận xét khác, góc nhìn khác. Bản thân tôi cũng từng rất mê nhạc Bob Dylan - người đứng bên cạnh anh Sơn trong cuốn sách này. Tôi cũng mê cô ca sỹ Joan Baez chuyên hát các ca khúc của Bob Dylan. Joan Baez cũng đã từng nói:'Ở Mỹ có Bob Dylan. Ở Việt Nam có Trịnh Công Sơn'…
Những điều đúng thì rất nhiều nhưng đủ thì một cuốn sách không thể nào nói đủ hết về một hay nhiều người. Vì là em anh Sơn, tôi đón nhận tất cả. Người nước ngoài hiểu anh mình như vậy là đã vui rồi. Niềm vui khác là tất cả các anh bạn của anh Sơn cũng có niềm hạnh phúc là có thể nhìn lại kỷ niệm của nhau.”
“Trả lại cho Bob Dylan cái gì của Dylan và cho Trịnh Công Sơn cái gì của nhạc Trịnh”
Đó là câu viết của giáo sư Cao Huy Thuần trong phần giới thiệu cuốn sách, khẳng định hai cá tính riêng biệt của hai người nhạc sỹ tài hoa.
Đã có rất nhiều sách và tài liệu viết về Trịnh Công Sơn, nhưng đây là cuốn sách đặc biệt bởi được viết dưới góc nhìn của một giáo sư người Mỹ.
Ông đã từng gắn bó với Việt Nam, am tường cả hai nền văn hóa Việt-Mỹ. Ông diễn giải một cách rành mạch những nghiên cứu thú vị cả về sự tương đồng lẫn dị biệt giữa Bob Dylan với Trịnh Công Sơn - hai thiên tài âm nhạc cùng thời. Giống đấy mà khác đấy. Thậm chí rất khác, khác hẳn. Ðó là điều bất ngờ đối với nhiều người, nhất là với những ai cả tin vào một ví von ngộ nhận 'Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam,' vốn xuất hiện từ cuối thập niên 1960.
Đọc đến trang cuối cùng và giữ cuốn sách như một quà tặng trên tay, bạn sẽ thấy nhà thơ Nguyễn Duy rất đúng khi bày tỏ tình yêu của mình: “Tôi yêu Trịnh Công Sơn. Cuốn sách này giúp tôi tự tin thêm về tình yêu của mình. Sự thật là tôi vẫn tự nghi hoặc, không biết mình có yêu bằng thiên kiến hay không. Giờ có thể khẳng định là không phải. Mình yêu Trịnh Công Sơn là đúng. Hy vọng mọi người không chỉ yêu Trịnh Công Sơn mà còn tự hào về một tài năng mang tầm quốc tế của Việt Nam.”
Đó là nhờ sự tình cờ đầy ngẫu hứng và quyết định rất nhanh của nhóm những người bạn thân thiết của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: giáo sư Tương Lai, giáo sư Cao Huy Thuần, nhà thơ Nguyễn Duy, Đào Duy Chữ, Nguyễn Xuân Sanh, Trần Trọng Thức, Ngô Tiến Nhơn và Lê Thị Hoàng Anh.
Sau chưa đầy 30 ngày, cuốn tiểu luận của giáo sư người Mỹ đã kịp ra mắt độc giả Việt Nam với phần dịch thuật và biên soạn rất kỹ càng, đúng vào dịp kỷ niệm 11 năm ngày mất Trịnh Công Sơn.
Đa chiều những góc nhìn
Không ai có thể phủ nhận giá trị rất lớn của cuốn sách này, bởi tác giả đã dày công nghiên cứu, so sánh và đối chiếu với rất nhiều tư liệu liên quan đến cuộc đời cùng những sáng tác của Bob Dylan và Trịnh Công Sơn.
Dưới góc nhìn của giáo sư Tương Lai - một trong những người đầu tiên nảy ra ý định đưa cuốn sách về Việt Nam: “Cuốn sách giúp nâng nhận thức về Trịnh Công Sơn lên tầm cao hơn. Nó cũng nâng tầm mức của Trịnh Công Sơn lên cấp độ mới mà trước đây chúng ta đánh giá chưa hết. Cuốn sách giúp tôi hiểu thêm nhiều khía cạnh mới, sâu sắc hơn về Trịnh Công Sơn.”
Còn với nhà thơ Nguyễn Duy - một người bạn rất thân thiết với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, cuốn sách cho thấy những điểm tương đồng nhưng cũng khác biệt rất rõ giữa Trịnh Công Sơn và Bob Dylan. "Bob Dylan chống chiến tranh chung chung, lo sợ về cuộc chiến tranh lạnh, bày tỏ thái độ chống chiến tranh nhưng không cụ thể là chiến tranh Việt Nam. Trong khi đó, Trịnh Công Sơn chống một cuộc chiến tranh đang xảy ra trên chính quê hương mình, có tọa độ, thái độ cụ thể, rất mãnh liệt trong loạt bài ở thời ca khúc da vàng, như 'Ca dao mẹ'... Trịnh Công Sơn cũng nhân ái hơn, nhân bản hơn, đối xử với mọi người tốt hơn. Tư tưởng giữa hai người cũng khác biệt. Trong các sáng tác của Bob Dylan, có thể thấy tư tưởng Kitô giáo rất mạnh, 'ướt sũng kinh thánh.' Còn Trịnh Công Sơn thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, tình yêu với cộng đồng, nhân loại và từng cá thể…”
Tuy nhiên, các học giả này cũng có những cách nhìn nhận khác. Giáo sư Tương Lai thẳng thắn bày tỏ: “Tôi quan niệm thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, trước hết phải có rung cảm thẩm mỹ đối với tác phẩm. Đôi khi, các nhà nghiên cứu rất công phu, đi rất sâu để phân tích vì sao có bài này, câu kia, giai điệu ấy… Tuy nhiên, nếu ngập tràn trong những điều này sẽ đánh mất rung cảm trong lòng người thưởng thức. Tôi đánh giá cao tác giả John C. Schafer khi ông ấy đi rất sâu vào triết lý Phật giáo để phân tích ca từ trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Đứng về mặt nghiên cứu văn bản học, John C. Schafer là người đầu tiên cung cấp cho bạn đọc khối lượng tri thức để hiểu về ca từ, gốc gác triết lý của những ca từ đó. Tuy nhiên, thực tế là nếu tôi không am hiểu gì về Phật giáo, tôi vẫn cảm nhận được Trịnh Công Sơn. Nhạc Trịnh Công Sơn đi vào lòng mọi người trực tiếp bằng sự cảm, thích. Tác phẩm của John C. Schafer nâng tầm hiểu biết của mọi người lên nhưng không phải nhờ cuốn sách này, người ta mới yêu Trịnh Công Sơn hơn.”
Cùng nỗi băn khoăn ấy, nhà thơ Nguyễn Duy bày tỏ: “Tôi có một băn khoăn rằng nếu đưa sáng tác của Trịnh Công Sơn vào hệ thống tinh thần Phật giáo sâu quá thì có thể là khiên cưỡng. Nhưng đây chỉ là băn khoăn của riêng cá nhân tôi mà thôi.”
Còn với gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, cô em gái Trịnh Vĩnh Trinh cho biết: “Nói về sách, nên để cho tất cả quần chúng đón nhận và nhận xét. Riêng tôi thấy những nhận xét về anh Sơn trong cuốn sách này rất đúng. Từ trước đến nay đã có rất nhiều sách về anh Sơn nhưng điều thú vị lần này là cuốn sách được viết bởi một người nước ngoài, có nhiều nhận xét khác, góc nhìn khác. Bản thân tôi cũng từng rất mê nhạc Bob Dylan - người đứng bên cạnh anh Sơn trong cuốn sách này. Tôi cũng mê cô ca sỹ Joan Baez chuyên hát các ca khúc của Bob Dylan. Joan Baez cũng đã từng nói:'Ở Mỹ có Bob Dylan. Ở Việt Nam có Trịnh Công Sơn'…
Những điều đúng thì rất nhiều nhưng đủ thì một cuốn sách không thể nào nói đủ hết về một hay nhiều người. Vì là em anh Sơn, tôi đón nhận tất cả. Người nước ngoài hiểu anh mình như vậy là đã vui rồi. Niềm vui khác là tất cả các anh bạn của anh Sơn cũng có niềm hạnh phúc là có thể nhìn lại kỷ niệm của nhau.”
“Trả lại cho Bob Dylan cái gì của Dylan và cho Trịnh Công Sơn cái gì của nhạc Trịnh”
Đó là câu viết của giáo sư Cao Huy Thuần trong phần giới thiệu cuốn sách, khẳng định hai cá tính riêng biệt của hai người nhạc sỹ tài hoa.
Đã có rất nhiều sách và tài liệu viết về Trịnh Công Sơn, nhưng đây là cuốn sách đặc biệt bởi được viết dưới góc nhìn của một giáo sư người Mỹ.
Ông đã từng gắn bó với Việt Nam, am tường cả hai nền văn hóa Việt-Mỹ. Ông diễn giải một cách rành mạch những nghiên cứu thú vị cả về sự tương đồng lẫn dị biệt giữa Bob Dylan với Trịnh Công Sơn - hai thiên tài âm nhạc cùng thời. Giống đấy mà khác đấy. Thậm chí rất khác, khác hẳn. Ðó là điều bất ngờ đối với nhiều người, nhất là với những ai cả tin vào một ví von ngộ nhận 'Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam,' vốn xuất hiện từ cuối thập niên 1960.
Đọc đến trang cuối cùng và giữ cuốn sách như một quà tặng trên tay, bạn sẽ thấy nhà thơ Nguyễn Duy rất đúng khi bày tỏ tình yêu của mình: “Tôi yêu Trịnh Công Sơn. Cuốn sách này giúp tôi tự tin thêm về tình yêu của mình. Sự thật là tôi vẫn tự nghi hoặc, không biết mình có yêu bằng thiên kiến hay không. Giờ có thể khẳng định là không phải. Mình yêu Trịnh Công Sơn là đúng. Hy vọng mọi người không chỉ yêu Trịnh Công Sơn mà còn tự hào về một tài năng mang tầm quốc tế của Việt Nam.”
Tựa sách: Bob Dylan - Trịnh Công Sơn - như trăng và nguyệt? Tác giả: John C.Schafer Dịch giả: Cao Thị Như Quỳnh Người viết lời giới thiệu: Giáo sư Cao Huy Thuần Số trang: 260 Giá bán: 76.000 đồng Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành |
(Đẹp/Vietnam+)