Ngày 11/6, khép lại cuộc họp chính sách trong hai ngày, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nâng mức đánh giá về tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước trong tháng thứ sáu liên tiếp, song quyết định không tung ra thêm các biện pháp bổ sung để kiềm chế đà tăng lãi suất, một yếu tố có thể cản trở đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Tại cuộc họp chính sách lần này, BOJ nhận định kinh tế Nhật Bản "đang tăng lên", tức là nhích một bậc so với đánh giá kinh tế "bắt đầu hồi phục" mà ngân hàng đưa ra trong cuộc họp ngày 22/5.
Trong tuyên bố sau cuộc họp, BOJ cho rằng xuất khẩu của Nhật Bản bắt đầu phục hồi, nhờ các nền kinh tế trên thế giới đang dần hồi phục, mặc dù lĩnh vực chế tạo vẫn khá ì ạch.
Xét tổng thể, đầu tư vốn của các công ty dường như đã ngừng yếu đi, trong khi tiêu dùng cá nhân cho thấy sự mau phục hồi, một phần nhờ tâm trạng của người tiêu dùng có chiều hướng cải thiện.
Ủy ban Chính sách của BOJ gồm chín thành viên đã bỏ phiếu đồng lòng giữ nguyên chính sách tiền tệ lỏng mà ngân hàng này công bố hồi tháng 4/2013, trong đó trọng tâm là tăng gấp đôi cơ sở tiền tệ trong hai năm và đẩy mạnh mua trái phiếu của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
BOJ dự định sẽ tiến hành các hoạt động trên thị trường mở để tăng cơ sở tiền tệ với nhịp độ hàng năm khoảng 60.000-70.000 tỷ yen. Tuy nhiên, BOJ không tung ra thêm biện pháp nào để giảm bớt sự biến động trên thị trường trái phiếu chính phủ. Dẫu vậy, các tổ chức tài chính cũng được tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc mua các trái phiếu dài hạn. Theo chương trình phân bổ vốn với lãi suất cố định, BOJ sẽ cung cấp các khoản cho vay tối đa một năm cho các tổ chức tài chính (như ngân hàng) với lãi suất hàng năm 0,1%.
Các biện pháp mạnh tay mà BOJ đưa ra hồi tháng 4/2014 nhắm tới việc hạ lãi suất để giúp kinh tế Nhật Bản lấy lại đà tăng, song các thị trường trái phiếu đang đối mặt với sự xáo động không nhỏ, trong đó lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 11%, do hoạt động mua trái phiếu quy mô lớn của BOJ đã làm giảm tính thanh khoản trên thị trường.
Trong phiên 11/6, thị trường chứng khoán Tokyo giảm điểm trong khi đồng yen tăng mạnh, do giới đầu tư tỏ ra thất vọng trước việc BOJ kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày mà không đưa ra được các biện pháp tiền tệ mới nào để làm giảm bớt sự biến động trên thị trường trái phiếu. Đóng cửa phiên, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 giảm 196,58 điểm xuống 13.317,62 điểm sau khi có lúc đã rớt xuống mức 13.296,31 điểm./.
Tại cuộc họp chính sách lần này, BOJ nhận định kinh tế Nhật Bản "đang tăng lên", tức là nhích một bậc so với đánh giá kinh tế "bắt đầu hồi phục" mà ngân hàng đưa ra trong cuộc họp ngày 22/5.
Trong tuyên bố sau cuộc họp, BOJ cho rằng xuất khẩu của Nhật Bản bắt đầu phục hồi, nhờ các nền kinh tế trên thế giới đang dần hồi phục, mặc dù lĩnh vực chế tạo vẫn khá ì ạch.
Xét tổng thể, đầu tư vốn của các công ty dường như đã ngừng yếu đi, trong khi tiêu dùng cá nhân cho thấy sự mau phục hồi, một phần nhờ tâm trạng của người tiêu dùng có chiều hướng cải thiện.
Ủy ban Chính sách của BOJ gồm chín thành viên đã bỏ phiếu đồng lòng giữ nguyên chính sách tiền tệ lỏng mà ngân hàng này công bố hồi tháng 4/2013, trong đó trọng tâm là tăng gấp đôi cơ sở tiền tệ trong hai năm và đẩy mạnh mua trái phiếu của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
BOJ dự định sẽ tiến hành các hoạt động trên thị trường mở để tăng cơ sở tiền tệ với nhịp độ hàng năm khoảng 60.000-70.000 tỷ yen. Tuy nhiên, BOJ không tung ra thêm biện pháp nào để giảm bớt sự biến động trên thị trường trái phiếu chính phủ. Dẫu vậy, các tổ chức tài chính cũng được tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc mua các trái phiếu dài hạn. Theo chương trình phân bổ vốn với lãi suất cố định, BOJ sẽ cung cấp các khoản cho vay tối đa một năm cho các tổ chức tài chính (như ngân hàng) với lãi suất hàng năm 0,1%.
Các biện pháp mạnh tay mà BOJ đưa ra hồi tháng 4/2014 nhắm tới việc hạ lãi suất để giúp kinh tế Nhật Bản lấy lại đà tăng, song các thị trường trái phiếu đang đối mặt với sự xáo động không nhỏ, trong đó lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 11%, do hoạt động mua trái phiếu quy mô lớn của BOJ đã làm giảm tính thanh khoản trên thị trường.
Trong phiên 11/6, thị trường chứng khoán Tokyo giảm điểm trong khi đồng yen tăng mạnh, do giới đầu tư tỏ ra thất vọng trước việc BOJ kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày mà không đưa ra được các biện pháp tiền tệ mới nào để làm giảm bớt sự biến động trên thị trường trái phiếu. Đóng cửa phiên, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 giảm 196,58 điểm xuống 13.317,62 điểm sau khi có lúc đã rớt xuống mức 13.296,31 điểm./.
Như Mai (TTXVN)