Ngày 7/9 Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 0% trong một động thái được thị trường chờ đợi để thúc đẩy nền kinh tế đất nước đang bị phủ bóng bởi đà lên giá nhanh của đồng yên và sự xuống dốc của kinh tế Mỹ cũng như châu Âu.
Tuy nhiên, BoJ không đưa ra các biện pháp nới lỏng tiền tệ hơn nữa sau khi mở rộng quy mô của chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ yen (129 tỷ USD) để vực dậy sự phục hồi còn mong manh của nền kinh tế sau thảm họa động đất kèm sóng thần cách đây gần 6 tháng.
Trong thông báo đưa ra sau khi kết thúc cuộc họp 2 ngày, BOJ cho biết hoạt động kinh tế đang phục hồi khá ổn định trong khi sự căng thẳng cung-cầu do thảm họa động đất/sóng thần gây ra gần như được giải quyết. Sản xuất và xuất khẩu tiếp tục gia tăng và gần bằng mức trước khi xảy ra thảm họa hồi tháng 3.
BoJ vẫn giữ quan điểm lạc quan về triển vọng kinh tế khi đưa ra dự báo nền kinh tế sẽ trở lại phục hồi vừa phải trong nửa sau của tài khóa 2011/2012 nhờ xuất khẩu gia tăng và nhu cầu trong nước được cải thiện.
BoJ sẽ giữ nguyên chính sách lãi suất bằng 0 cho tới khi thấy rằng sự ổn định giá cả trong tầm tay và nền kinh tế vượt qua được các sức ép giảm phát kéo dài suốt nhiều tháng qua.
Trước thềm cuộc họp của BoJ đã xuất hiện đồn đoán BoJ sẽ tung thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ sau khi Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) trong ngày 6/9 đã gây bất ngờ cho thị trường khi loan báo rằng sẽ hạn chế đà tăng giá của đồng franc so với đồng euro do lo ngại ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.
Theo đó, SNB sẽ áp đặt mức trần đối với đồng franc, giống như đồng yên, đã tăng cao kỷ lục do do được giới đầu tư neo vào như là nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn.
Cho dù ngành chế tạo Nhật Bản đã dần hồi sinh kể từ sau thảm họa hồi tháng 3, nhưng giới kinh doanh ngày càng quan ngại các nỗ lực vực dậy nền kinh tế sẽ bị "phá hỏng" bởi sự tăng giá của đồng yên, nhân tố làm xói mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp và làm hàng hóa Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn ở các thị trường nước ngoài.
Tháng trước BoJ đã mở rộng quy mô của chương trình thu mua trái phiếu từ 40.000 tỷ yên lên 50.000 tỷ yên và tăng cường khả năng thanh khoản để thúc đẩy lòng tin và hỗ trợ nền kinh tế giữa những nỗi lo về một đồng yên mạnh.
Giá trị của Quỹ thu mua tài sản BoJ - công cụ chính sách then chốt mà BoJ sử dụng để mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty và quỹ ETF - được bổ sung thêm 5.000 tỷ yen lên 15.000 tỷ yen và quỹ tín dụng từ 30.000 tỷ yên lên 35.000 tỷ yen.
Theo giới kinh doanh tiền tệ, đồng yên đã mạnh lên sau quyết định của BoJ với tỷ giá đứng ở mức 77,14 yen/USD so với 77,40 yên/USD trước đó.
Cuối tháng trước đồng yen đã leo lên mức kỷ lục thời hậu chiến là 75,95 yen/USD, bất chấp BoJ đã bơm tới 4.500 tỷ yên để hạn chế đà tăng giá của đồng nội tệ.
Lo ngại đồng yên tăng giá có thể sẽ làm nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, tháng trước Tokyo đã loan báo khoản tài chính 100 tỷ yên nhằm kiềm chế đà tăng giá của đồng yên và hỗ trợ các doanh nghiệp./.
Tuy nhiên, BoJ không đưa ra các biện pháp nới lỏng tiền tệ hơn nữa sau khi mở rộng quy mô của chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ yen (129 tỷ USD) để vực dậy sự phục hồi còn mong manh của nền kinh tế sau thảm họa động đất kèm sóng thần cách đây gần 6 tháng.
Trong thông báo đưa ra sau khi kết thúc cuộc họp 2 ngày, BOJ cho biết hoạt động kinh tế đang phục hồi khá ổn định trong khi sự căng thẳng cung-cầu do thảm họa động đất/sóng thần gây ra gần như được giải quyết. Sản xuất và xuất khẩu tiếp tục gia tăng và gần bằng mức trước khi xảy ra thảm họa hồi tháng 3.
BoJ vẫn giữ quan điểm lạc quan về triển vọng kinh tế khi đưa ra dự báo nền kinh tế sẽ trở lại phục hồi vừa phải trong nửa sau của tài khóa 2011/2012 nhờ xuất khẩu gia tăng và nhu cầu trong nước được cải thiện.
BoJ sẽ giữ nguyên chính sách lãi suất bằng 0 cho tới khi thấy rằng sự ổn định giá cả trong tầm tay và nền kinh tế vượt qua được các sức ép giảm phát kéo dài suốt nhiều tháng qua.
Trước thềm cuộc họp của BoJ đã xuất hiện đồn đoán BoJ sẽ tung thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ sau khi Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) trong ngày 6/9 đã gây bất ngờ cho thị trường khi loan báo rằng sẽ hạn chế đà tăng giá của đồng franc so với đồng euro do lo ngại ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.
Theo đó, SNB sẽ áp đặt mức trần đối với đồng franc, giống như đồng yên, đã tăng cao kỷ lục do do được giới đầu tư neo vào như là nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn.
Cho dù ngành chế tạo Nhật Bản đã dần hồi sinh kể từ sau thảm họa hồi tháng 3, nhưng giới kinh doanh ngày càng quan ngại các nỗ lực vực dậy nền kinh tế sẽ bị "phá hỏng" bởi sự tăng giá của đồng yên, nhân tố làm xói mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp và làm hàng hóa Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn ở các thị trường nước ngoài.
Tháng trước BoJ đã mở rộng quy mô của chương trình thu mua trái phiếu từ 40.000 tỷ yên lên 50.000 tỷ yên và tăng cường khả năng thanh khoản để thúc đẩy lòng tin và hỗ trợ nền kinh tế giữa những nỗi lo về một đồng yên mạnh.
Giá trị của Quỹ thu mua tài sản BoJ - công cụ chính sách then chốt mà BoJ sử dụng để mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty và quỹ ETF - được bổ sung thêm 5.000 tỷ yen lên 15.000 tỷ yen và quỹ tín dụng từ 30.000 tỷ yên lên 35.000 tỷ yen.
Theo giới kinh doanh tiền tệ, đồng yên đã mạnh lên sau quyết định của BoJ với tỷ giá đứng ở mức 77,14 yen/USD so với 77,40 yên/USD trước đó.
Cuối tháng trước đồng yen đã leo lên mức kỷ lục thời hậu chiến là 75,95 yen/USD, bất chấp BoJ đã bơm tới 4.500 tỷ yên để hạn chế đà tăng giá của đồng nội tệ.
Lo ngại đồng yên tăng giá có thể sẽ làm nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, tháng trước Tokyo đã loan báo khoản tài chính 100 tỷ yên nhằm kiềm chế đà tăng giá của đồng yên và hỗ trợ các doanh nghiệp./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)