Thượng viện Brazil ngày 26/6 đã thông qua một dự luật cho phép xếp hành vi tham nhũng vào nhóm trọng tội, đồng thời "siết chặt" hơn án phạt đối với các đối tượng vi phạm.
Đây là động thái mới nhất thể hiện nỗ lực của chính phủ nước này trong việc xoa dịu làn sóng biểu tình toàn quốc kéo dài 2 tuần qua.
Theo dự luật mới, mức án tù tối thiểu đối với tội danh tham nhũng sẽ nâng từ mức 2 năm lên 4 năm tù, bên cạnh đó những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ không được phép hưởng quy chế tạm tha hoặc ân xá.
Tuy nhiên, mức án tù tối đa vẫn giữ nguyên 12 năm.
Hình phạt trên áp dụng đối với những viên chức chính phủ có hành vi tham nhũng và cả những tổ chức và cá nhân có hành động tiếp tay cũng như ưu đãi không cần thiết đối với quan chức chính phủ.
Bên cạnh đó, tham ô các khoản tiền nhà nước và lợi dụng chức quyền để đòi hỏi đối xử đặc biệt cũng được liệt vào nhóm trọng tội.
Dự luật trên hiện đang được chuyển tới Hạ viện chờ bỏ phiếu. Nếu được thông qua, nó sẽ tiếp tục được chuyển tới Tổng thống để ký ban hành thành luật.
[Hiệp hội Luật sư Brazil đề xuất cải cách chính trị]
Đây là bước đi nhượng bộ thứ hai của Chính phủ Brazil trước làn sóng biểu tình rầm rộ trên toàn quốc.
Trước đó, tối 25/6, Hạ viện nước này đã thông qua một dự luật cho phép đầu tư toàn bộ lợi nhuận từ việc cho thuê mỏ dầu cho các ngành an sinh xã hội, trong đó 75% dành cho giáo dục và 25% cho chăm sóc y tế. Dự luật này đang chờ phê chuẩn của Thượng viện.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình tại quốc gia Nam Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau 2 tuần bùng phát.
Ngày 26/6, đã có khoảng 40.000 người xuống đường tại thành phố Belo Horizonte, thủ phủ bang Minas Gerais. Cảnh sát đã phải dùng đến khí ga để giải tán một đám đông tìm cách phá hàng rào bảo vệ xung quanh sân vận động Mineirao.
Trước đó, người biểu tình đã chặn đứng 5 tuyến đường nội thành và đốt cháy một chiếc xe buýt ở ngoại ô thành phố. Biểu tình tiếp tục kéo dài tại nhiều thành phố trên khắp cả nước, bao gồm thủ đô Brasilia, nơi có khoảng 4.000 người tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội.
Làn sóng biểu tình ở Brazil bùng phát từ ngày 11/6 tại thành phố Sao Paulo, ban đầu chỉ nhằm phản đối việc tăng giá xe buýt và xe điện ngầm, sau đó nhanh chóng lan rộng ra trên toàn quốc.
Trong hai tuần qua, nhiều cuộc biểu tình với sự tham gia của đông đảo người dân đã nổ ra tại Brazil đòi cải thiện điều kiện sống, phản đối chi phí sinh hoạt đắt đỏ và chi tiêu hoang phí lên tới hàng chục tỉ USD chuẩn bị cho World Cup 2014 và Đại hội thể thao Olympic mùa Hè 2016 sẽ diễn ra ở Brazil.
Ngày 24/6, nhằm trấn an làn sóng biểu tình, Tổng thống Dilma Rouseff đã đưa ra đề xuất tổ chức trưng cầu ý dân về thành lập Hội đồng lập hiến chịu trách nhiệm cải tổ chính trị.
Tuy nhiên, trước lo ngại từ giới làm luật về tính hợp hiến của việc làm này do Hiến pháp Brazil quy định chỉ Quốc hội mới có quyền tổ chức trưng cầu ý dân, Tổng thống Rouseff đã rút lại gợi ý trên và thay vào đó, đều xuất một cuộc bỏ phiếu toàn dân không mang tính chất ràng buộc.
Tổng thống Rouseff cho biết cải cách chính trị sẽ chú trọng vào năm ưu tiên gồm trách nhiệm tài khóa và kiểm soát lạm phát; cải cách chính trị; dịch vụ y tế; vận tải công cộng và giáo dục./.
Đây là động thái mới nhất thể hiện nỗ lực của chính phủ nước này trong việc xoa dịu làn sóng biểu tình toàn quốc kéo dài 2 tuần qua.
Theo dự luật mới, mức án tù tối thiểu đối với tội danh tham nhũng sẽ nâng từ mức 2 năm lên 4 năm tù, bên cạnh đó những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ không được phép hưởng quy chế tạm tha hoặc ân xá.
Tuy nhiên, mức án tù tối đa vẫn giữ nguyên 12 năm.
Hình phạt trên áp dụng đối với những viên chức chính phủ có hành vi tham nhũng và cả những tổ chức và cá nhân có hành động tiếp tay cũng như ưu đãi không cần thiết đối với quan chức chính phủ.
Bên cạnh đó, tham ô các khoản tiền nhà nước và lợi dụng chức quyền để đòi hỏi đối xử đặc biệt cũng được liệt vào nhóm trọng tội.
Dự luật trên hiện đang được chuyển tới Hạ viện chờ bỏ phiếu. Nếu được thông qua, nó sẽ tiếp tục được chuyển tới Tổng thống để ký ban hành thành luật.
[Hiệp hội Luật sư Brazil đề xuất cải cách chính trị]
Đây là bước đi nhượng bộ thứ hai của Chính phủ Brazil trước làn sóng biểu tình rầm rộ trên toàn quốc.
Trước đó, tối 25/6, Hạ viện nước này đã thông qua một dự luật cho phép đầu tư toàn bộ lợi nhuận từ việc cho thuê mỏ dầu cho các ngành an sinh xã hội, trong đó 75% dành cho giáo dục và 25% cho chăm sóc y tế. Dự luật này đang chờ phê chuẩn của Thượng viện.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình tại quốc gia Nam Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau 2 tuần bùng phát.
Ngày 26/6, đã có khoảng 40.000 người xuống đường tại thành phố Belo Horizonte, thủ phủ bang Minas Gerais. Cảnh sát đã phải dùng đến khí ga để giải tán một đám đông tìm cách phá hàng rào bảo vệ xung quanh sân vận động Mineirao.
Trước đó, người biểu tình đã chặn đứng 5 tuyến đường nội thành và đốt cháy một chiếc xe buýt ở ngoại ô thành phố. Biểu tình tiếp tục kéo dài tại nhiều thành phố trên khắp cả nước, bao gồm thủ đô Brasilia, nơi có khoảng 4.000 người tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội.
Làn sóng biểu tình ở Brazil bùng phát từ ngày 11/6 tại thành phố Sao Paulo, ban đầu chỉ nhằm phản đối việc tăng giá xe buýt và xe điện ngầm, sau đó nhanh chóng lan rộng ra trên toàn quốc.
Trong hai tuần qua, nhiều cuộc biểu tình với sự tham gia của đông đảo người dân đã nổ ra tại Brazil đòi cải thiện điều kiện sống, phản đối chi phí sinh hoạt đắt đỏ và chi tiêu hoang phí lên tới hàng chục tỉ USD chuẩn bị cho World Cup 2014 và Đại hội thể thao Olympic mùa Hè 2016 sẽ diễn ra ở Brazil.
Ngày 24/6, nhằm trấn an làn sóng biểu tình, Tổng thống Dilma Rouseff đã đưa ra đề xuất tổ chức trưng cầu ý dân về thành lập Hội đồng lập hiến chịu trách nhiệm cải tổ chính trị.
Tuy nhiên, trước lo ngại từ giới làm luật về tính hợp hiến của việc làm này do Hiến pháp Brazil quy định chỉ Quốc hội mới có quyền tổ chức trưng cầu ý dân, Tổng thống Rouseff đã rút lại gợi ý trên và thay vào đó, đều xuất một cuộc bỏ phiếu toàn dân không mang tính chất ràng buộc.
Tổng thống Rouseff cho biết cải cách chính trị sẽ chú trọng vào năm ưu tiên gồm trách nhiệm tài khóa và kiểm soát lạm phát; cải cách chính trị; dịch vụ y tế; vận tải công cộng và giáo dục./.
(TTXVN)