Tại cuộc họp không chính thức bên lề Hội nghị cấp cao G-20 tại Los Cabos (Mexico), các nhà lãnh đạo các quốc gia thuộc Nhóm BRICS (Ấn Độ, Brazil, Nga, Trung Quốc và Nam Phi) đã thảo luận về khả năng thiết lập các cơ chế nhằm bảo vệ các đồng tiền của họ trước những nguy cơ từ bên ngoài.
Các nhà lãnh đạo đã nhất trí đề nghị các bộ trưởng tài chính và các thống đốc các ngân hàng trung ương hợp tác trong lĩnh vực quan trọng này, phù hợp với khuôn khổ pháp luật của từng nước, và báo cáo tình hình với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm vào năm 2013.
Hai cơ chế quan trọng được đề cập là hiệp định hoán đổi và quỹ dự phòng.
Theo hiệp định hoán đổi, một nước có đồng nội tệ suy yếu có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách hoán đổi đồng tiền của mình với một đồng tiền khác và hai bên sẽ giải quyết với nhau sau khi tình hình được cải thiện.
Các nhà lãnh đạo Nhóm đã tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và cho rằng những bất ổn trong khu vực Eurozone đang đe dọa sự ổn định về tài chính và kinh tế của toàn thế giới, đòi hỏi phải có các biện pháp hợp tác.
Trong bối cảnh đó, BRICS nhất trí tăng cường sự đóng góp của mình vào các thể chế tài chính quốc tế, như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Ấn Độ, Chủ tịch luân phiên của Nhóm, đã tuyên bố đóng góp 10 tỷ USD cho quỹ này./.
Các nhà lãnh đạo đã nhất trí đề nghị các bộ trưởng tài chính và các thống đốc các ngân hàng trung ương hợp tác trong lĩnh vực quan trọng này, phù hợp với khuôn khổ pháp luật của từng nước, và báo cáo tình hình với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm vào năm 2013.
Hai cơ chế quan trọng được đề cập là hiệp định hoán đổi và quỹ dự phòng.
Theo hiệp định hoán đổi, một nước có đồng nội tệ suy yếu có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách hoán đổi đồng tiền của mình với một đồng tiền khác và hai bên sẽ giải quyết với nhau sau khi tình hình được cải thiện.
Các nhà lãnh đạo Nhóm đã tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và cho rằng những bất ổn trong khu vực Eurozone đang đe dọa sự ổn định về tài chính và kinh tế của toàn thế giới, đòi hỏi phải có các biện pháp hợp tác.
Trong bối cảnh đó, BRICS nhất trí tăng cường sự đóng góp của mình vào các thể chế tài chính quốc tế, như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Ấn Độ, Chủ tịch luân phiên của Nhóm, đã tuyên bố đóng góp 10 tỷ USD cho quỹ này./.
Minh Đức (TTXVN)