Ngày 2/7, các nhà khoa học Australia đã công bố bước đốt phá trong quá trình điều chế vắcxin phòng ngừa bệnh sốt rét.
Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy loại vắcxin này có tác dụng bảo vệ chúng khỏi các mầm gây bệnh sốt rét.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một loại thuốc có khả năng chặn sự nhân bản của ký sinh trùng sốt rét và tạo ra sự "miễn dịch mạnh" ở chuột sau khi tiêm vào cơ thể chuột thí nghiệm.
Nhà khoa học Michael Good thuộc trường Đại học Griffith, đồng tác giả của công trình nghiên cứu, cho biết nhóm của ông đã tập trung tác động lên các tế bào bạch cầu, hay còn gọi là tế bào T, để chúng tấn công các ký sinh trùng sốt rét thường "ẩn náu" trong tế bào hồng cầu.Khi được kích thích để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét, các tế bào bạch cầu có khả năng nhận dạng protein ở bên trong ký sinh trùng.
Theo ông Good, phát hiện mới này cho phép giới khoa học có thể phát triển một dạng miễn dịch có khả năng nhận dạng những phân tử ẩn trong ký sinh trùng gây bệnh ở các chủng sốt rét khác nhau.
Sau bước thí nghiệm trên chuột, nhóm tác giả sẽ tiến hành thử nghiệm vắcxin mới ở cơ thể người. Nếu thành công, loại vắcxin này sẽ là sự hỗ trợ lớn đối với các nước nghèo trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét bởi giá thành hợp lý và khâu sản xuất thuận tiện hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng một nửa dân số thế giới, tương đương 3,3 tỷ người có nguy cơ nhiễm sốt rét.
Từ năm 2000, cộng đồng quốc tế và các nước trên thế giới đã đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong xuống còn 25%, nhưng trong năm 2010, vẫn có 219 triệu ca mắc bệnh được phát hiện, trong số đó 600.000 trường hợp tử vong./.
Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy loại vắcxin này có tác dụng bảo vệ chúng khỏi các mầm gây bệnh sốt rét.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một loại thuốc có khả năng chặn sự nhân bản của ký sinh trùng sốt rét và tạo ra sự "miễn dịch mạnh" ở chuột sau khi tiêm vào cơ thể chuột thí nghiệm.
Nhà khoa học Michael Good thuộc trường Đại học Griffith, đồng tác giả của công trình nghiên cứu, cho biết nhóm của ông đã tập trung tác động lên các tế bào bạch cầu, hay còn gọi là tế bào T, để chúng tấn công các ký sinh trùng sốt rét thường "ẩn náu" trong tế bào hồng cầu.Khi được kích thích để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét, các tế bào bạch cầu có khả năng nhận dạng protein ở bên trong ký sinh trùng.
Theo ông Good, phát hiện mới này cho phép giới khoa học có thể phát triển một dạng miễn dịch có khả năng nhận dạng những phân tử ẩn trong ký sinh trùng gây bệnh ở các chủng sốt rét khác nhau.
Sau bước thí nghiệm trên chuột, nhóm tác giả sẽ tiến hành thử nghiệm vắcxin mới ở cơ thể người. Nếu thành công, loại vắcxin này sẽ là sự hỗ trợ lớn đối với các nước nghèo trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét bởi giá thành hợp lý và khâu sản xuất thuận tiện hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng một nửa dân số thế giới, tương đương 3,3 tỷ người có nguy cơ nhiễm sốt rét.
Từ năm 2000, cộng đồng quốc tế và các nước trên thế giới đã đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong xuống còn 25%, nhưng trong năm 2010, vẫn có 219 triệu ca mắc bệnh được phát hiện, trong số đó 600.000 trường hợp tử vong./.
(TTXVN)