Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho hay, những cuộc nói chuyện qua điện thoại di động có thể khiến những người xung quanh bị xao nhãng công việc của chính họ để tập trung vào nội dung cuộc điện thoại mà họ nghe được.
Tưởng như đó chỉ là "thói quen" tò mò của những người ưa chuyện, nhưng nghiên cứu trên đã chỉ ra hành vi đó hoàn toàn có thể xuất phát ở những người bình thường, dù họ không cố ý muốn nghe lỏm câu chuyện.
Một nghiên cứu sinh tâm lý tại trường Đại học Cornell, Mỹ, Laura Emberson nói rằng, việc chỉ nghe được đoạn hội thoại của người dùng mobile ở cạnh khiến mọi người không thể biết được đích xác toàn bộ nội dung trao đổi đó như thế nào, do vậy, chúng ta sẽ càng bị kích thích và có xu hướng "cuốn" vào đó mà không biết.
Khi để ý cuộc nói chuyện điện thoại của người khác như vậy, thì mọi người sẽ bị xao nhãng những việc mình đang làm như đọc sách, suy tính công việc hay lái xe, nhà nghiên cứu sinh trên cho hay.
Từ đó, nghiên cứu làm dấy lên mối lo ngại đối với các tài xế, bởi những nguy cơ mất an toàn giao thông sẽ không chỉ xảy ra khi họ dùng di động, mà còn có thể do nguyên nhân xuất phát từ những hành khách ở gần họ nghe-gọi điện thoại.
Emberson cảnh báo: "Các tài xế cần ý thức rằng việc mất tập trung hoàn toàn có thể xảy ra khi họ "lỡ" nghe được cuộc trao đổi qua mobile của ai đó ở cạnh và điều này vượt ra ngoài khả năng nhận thức của họ."
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng không ít người khi nghe được người khác nói chuyện qua điện thoại thì họ sẽ tự tưởng tượng xem người ở đầu kia nói hay nghĩ gì. Điều này góp càng khiến những người nghe lỏm "bất đắc dĩ" này xao nhãng hơn.
Nhà ngôn ngữ tâm lý Benjamin Bergen của Đại học San Diago, California chia sẻ: "Tôi chắc là mọi người thường sẽ tự "sáng tác" những đoạn thoại đáp lại của người ở đầu dây bên kia, khi mà họ mới chỉ được nghe một nửa cuộc nói chuyện từ người bên cạnh mình."./.
Tưởng như đó chỉ là "thói quen" tò mò của những người ưa chuyện, nhưng nghiên cứu trên đã chỉ ra hành vi đó hoàn toàn có thể xuất phát ở những người bình thường, dù họ không cố ý muốn nghe lỏm câu chuyện.
Một nghiên cứu sinh tâm lý tại trường Đại học Cornell, Mỹ, Laura Emberson nói rằng, việc chỉ nghe được đoạn hội thoại của người dùng mobile ở cạnh khiến mọi người không thể biết được đích xác toàn bộ nội dung trao đổi đó như thế nào, do vậy, chúng ta sẽ càng bị kích thích và có xu hướng "cuốn" vào đó mà không biết.
Khi để ý cuộc nói chuyện điện thoại của người khác như vậy, thì mọi người sẽ bị xao nhãng những việc mình đang làm như đọc sách, suy tính công việc hay lái xe, nhà nghiên cứu sinh trên cho hay.
Từ đó, nghiên cứu làm dấy lên mối lo ngại đối với các tài xế, bởi những nguy cơ mất an toàn giao thông sẽ không chỉ xảy ra khi họ dùng di động, mà còn có thể do nguyên nhân xuất phát từ những hành khách ở gần họ nghe-gọi điện thoại.
Emberson cảnh báo: "Các tài xế cần ý thức rằng việc mất tập trung hoàn toàn có thể xảy ra khi họ "lỡ" nghe được cuộc trao đổi qua mobile của ai đó ở cạnh và điều này vượt ra ngoài khả năng nhận thức của họ."
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng không ít người khi nghe được người khác nói chuyện qua điện thoại thì họ sẽ tự tưởng tượng xem người ở đầu kia nói hay nghĩ gì. Điều này góp càng khiến những người nghe lỏm "bất đắc dĩ" này xao nhãng hơn.
Nhà ngôn ngữ tâm lý Benjamin Bergen của Đại học San Diago, California chia sẻ: "Tôi chắc là mọi người thường sẽ tự "sáng tác" những đoạn thoại đáp lại của người ở đầu dây bên kia, khi mà họ mới chỉ được nghe một nửa cuộc nói chuyện từ người bên cạnh mình."./.
Văn Hưng (Vietnam+)