Trước thông tin cho rằng 2 bệnh nhân L.V.Đ và T.T.M tử vong do mắc bệnh cúm A(H1N1), bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau khẳng định nguyên nhấn 2 bệnh nhân này tử vong không liên quan đến bệnh cúm A(H1N1), mà do bệnh lao và suy tim.
Bác sỹ Nguyễn Thanh Dân cho biết thêm, mặc dù, hai bệnh nhân này khi nhập viện điều trị có xuất hiện dương tính với cúm A(H1N1) nhưng sau 22 ngày mới tử vong và không xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh cho những người tiếp xúc với người bệnh hoặc lây chéo tại bệnh viện.
Theo quy định của Bộ Y tế, bệnh nhân dương tính với cúm A(H1N1) nhập viện điều trị trong 14 ngày, nếu không lây bệnh cho người khác thì coi như đã hết mầm bệnh, không còn gọi là dịch bệnh nữa.
Điều này đã khẳng định, các bệnh nhân tử vong sau 22 ngày là do mắc các bệnh lý khác, chứ không phải do cúm A(H1N1).
Bác sĩ Dân cho rằng, những thông tin thiếu cơ sở được đăng tải trên báo chí như trên đã gây ảnh hưởng xấu, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân.
Tại tỉnh Cà Mau, từ đầu tháng 6 đến nay, bệnh cúm A(H1N1) đã bùng phát và gia tăng nhanh về số ca mắc.
Toàn tỉnh ghi nhận có 14 trường hợp nghi ngờ bệnh cúm A(H1N1) nhập viện điều trị.
Qua lấy mẫu gửi Viện Pasteur (Thành phố Hồ Chí Minh) xét nghiệm có 9 bệnh nhân dương tính với căn bệnh này và đã được cách ly chăm sóc, điều trị theo phác đồ bằng thuốc Tamiflu và hỗ trợ bằng máy giúp thở.
Tuy vậy, bệnh nhân L.V.Đ (trú tại huyện U Minh) đã tử vong sau khi xuất viện, còn bệnh nhân T.T.M (huyện Phú Tân) tử vong tại Bệnh viên đa khoa khu vực Cái Nước.
Chiều 17/7, Viện Pasteur, Bệnh viện Nhiệt đới đã cử cán bộ chuyên môn đến tỉnh Cà Mau kiểm tra nắm tình hình dịch bệnh, điều tra dịch tễ nhưng vẫn chưa phát hiện sự biến chứng của bệnh cúm A(H1N1).
Do vậy, bệnh cúm A(H1N1) không nghiêm trọng như thời điểm năm 2009. Hiện nay, bệnh cúm A(H1N1) được xếp vào dạng cúm mùa và đã có vắcxin tiêm phòng bệnh hiệu quả.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là người già, phụ nữ, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính cần phải chủ động phòng bệnh, không được tiếp xúc với người bệnh và khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, hướng dẫn điều trị kịp thời.
Ngành y tế Cà Mau tăng cường biện pháp phòng chống bệnh cúm A(H1N1); nhất là tập trung chỉ đạo các bệnh viện thực hiện tốt quy trình cách ly bệnh, cán bộ y tế phải đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ và vệ sinh, khử khuẩn tại nơi có xuất hiện ca bệnh dương tính bằng hóa chất CloraminB; đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu biết cách phòng chống bệnh cúm A(H1N1), nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng./.
Bác sỹ Nguyễn Thanh Dân cho biết thêm, mặc dù, hai bệnh nhân này khi nhập viện điều trị có xuất hiện dương tính với cúm A(H1N1) nhưng sau 22 ngày mới tử vong và không xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh cho những người tiếp xúc với người bệnh hoặc lây chéo tại bệnh viện.
Theo quy định của Bộ Y tế, bệnh nhân dương tính với cúm A(H1N1) nhập viện điều trị trong 14 ngày, nếu không lây bệnh cho người khác thì coi như đã hết mầm bệnh, không còn gọi là dịch bệnh nữa.
Điều này đã khẳng định, các bệnh nhân tử vong sau 22 ngày là do mắc các bệnh lý khác, chứ không phải do cúm A(H1N1).
Bác sĩ Dân cho rằng, những thông tin thiếu cơ sở được đăng tải trên báo chí như trên đã gây ảnh hưởng xấu, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân.
Tại tỉnh Cà Mau, từ đầu tháng 6 đến nay, bệnh cúm A(H1N1) đã bùng phát và gia tăng nhanh về số ca mắc.
Toàn tỉnh ghi nhận có 14 trường hợp nghi ngờ bệnh cúm A(H1N1) nhập viện điều trị.
Qua lấy mẫu gửi Viện Pasteur (Thành phố Hồ Chí Minh) xét nghiệm có 9 bệnh nhân dương tính với căn bệnh này và đã được cách ly chăm sóc, điều trị theo phác đồ bằng thuốc Tamiflu và hỗ trợ bằng máy giúp thở.
Tuy vậy, bệnh nhân L.V.Đ (trú tại huyện U Minh) đã tử vong sau khi xuất viện, còn bệnh nhân T.T.M (huyện Phú Tân) tử vong tại Bệnh viên đa khoa khu vực Cái Nước.
Chiều 17/7, Viện Pasteur, Bệnh viện Nhiệt đới đã cử cán bộ chuyên môn đến tỉnh Cà Mau kiểm tra nắm tình hình dịch bệnh, điều tra dịch tễ nhưng vẫn chưa phát hiện sự biến chứng của bệnh cúm A(H1N1).
Do vậy, bệnh cúm A(H1N1) không nghiêm trọng như thời điểm năm 2009. Hiện nay, bệnh cúm A(H1N1) được xếp vào dạng cúm mùa và đã có vắcxin tiêm phòng bệnh hiệu quả.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là người già, phụ nữ, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính cần phải chủ động phòng bệnh, không được tiếp xúc với người bệnh và khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, hướng dẫn điều trị kịp thời.
Ngành y tế Cà Mau tăng cường biện pháp phòng chống bệnh cúm A(H1N1); nhất là tập trung chỉ đạo các bệnh viện thực hiện tốt quy trình cách ly bệnh, cán bộ y tế phải đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ và vệ sinh, khử khuẩn tại nơi có xuất hiện ca bệnh dương tính bằng hóa chất CloraminB; đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu biết cách phòng chống bệnh cúm A(H1N1), nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng./.
Kim Há (TTXVN)