Ngày 18/6, bác sỹ Phạm Minh Pha, Phó Giám đốc Bệnh viện sản-nhi Cà Mau cho biết bệnh nhi Phạm Thị Hồng Đang 7 tuổi là con của anh Phan Hữu Lộc và chị Võ Thị Tuyền (ấp Kinh 8, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình) vừa tử vong do bệnh sốt xuất huyết thể não.
Bệnh khởi phát trước thời gian nhập viện 5 ngày, bệnh nhi sốt cao liên tục, ăn kém, đau bụng, tới khi nôn ói thì gia đình mới đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa huyện Thới Bình cấp cứu trong tình trạng đang sốt cao với chẩn đoán sốt xuất huyết độ 2.
Do bệnh viện huyện không đủ trang thiết bị phục vụ điều trị bệnh sốt xuất huyết nặng nên rạng sáng ngày 15/6, cháu Đang được chuyển đến nhập viện tại Bệnh viện sản-nhi Cà Mau. Tại đây các bác sỹ cho bệnh nhân thở máy và bù dịch theo phác đồ nhưng không hiệu quả và chưa đầy 24 giờ nằm viện cấp cứu hồi sức bệnh nhân đã tử vong.
Tính từ đầu năm đến ngày 18/6, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 1.400 ca sốt xuất huyết, 2 ca tử vong. Hiện tại nhiều huyện như Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình và thành phố Cà Mau đã trở thành ‘’điểm nóng’’ sốt xuất huyết, trong đó số ca bệnh nặng nhập viện điều trị đang gia tăng nhanh; trong đó huyện Trần Văn Thời là địa phương có số người mắc bệnh sốt xuất huyết cao nhất của tỉnh với hơn 380 ca.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã tăng cường kiểm tra nắm tình hình dịch bệnh ở cơ sở, nhất là tại các ‘’điểm nóng" có nguy cơ bùng phát dịch thành dịch lớn và chỉ đạo các địa phương không được chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức phát động toàn dân hưởng ứng phong trào thả cá và dùng các biện pháp hữu hiệu để diệt muỗi, loăng quăng gây nên bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng./.
Bệnh khởi phát trước thời gian nhập viện 5 ngày, bệnh nhi sốt cao liên tục, ăn kém, đau bụng, tới khi nôn ói thì gia đình mới đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa huyện Thới Bình cấp cứu trong tình trạng đang sốt cao với chẩn đoán sốt xuất huyết độ 2.
Do bệnh viện huyện không đủ trang thiết bị phục vụ điều trị bệnh sốt xuất huyết nặng nên rạng sáng ngày 15/6, cháu Đang được chuyển đến nhập viện tại Bệnh viện sản-nhi Cà Mau. Tại đây các bác sỹ cho bệnh nhân thở máy và bù dịch theo phác đồ nhưng không hiệu quả và chưa đầy 24 giờ nằm viện cấp cứu hồi sức bệnh nhân đã tử vong.
Tính từ đầu năm đến ngày 18/6, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 1.400 ca sốt xuất huyết, 2 ca tử vong. Hiện tại nhiều huyện như Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình và thành phố Cà Mau đã trở thành ‘’điểm nóng’’ sốt xuất huyết, trong đó số ca bệnh nặng nhập viện điều trị đang gia tăng nhanh; trong đó huyện Trần Văn Thời là địa phương có số người mắc bệnh sốt xuất huyết cao nhất của tỉnh với hơn 380 ca.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã tăng cường kiểm tra nắm tình hình dịch bệnh ở cơ sở, nhất là tại các ‘’điểm nóng" có nguy cơ bùng phát dịch thành dịch lớn và chỉ đạo các địa phương không được chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức phát động toàn dân hưởng ứng phong trào thả cá và dùng các biện pháp hữu hiệu để diệt muỗi, loăng quăng gây nên bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng./.
Kim Há (TTXVN/Vietnam+)