Tỉnh Cà Mau tập trung đầu tư phát triển đoàn tàu cá khoảng 3.300 chiếc, trong đó có 1.000 chiếc loại công suất trên 90CV đủ năng lực vươn ra đánh bắt xa bờ, phấn đấu đến năm 2015 đạt sản lượng khai thác hải sản từ 130.000 tấn tôm, cá trở lên.
Cà Mau có ngư trường trên 80.000km2, bờ biển dài hơn 250km, với nhiều cửa biển, cửa sông lớn thuận lợi cho đầu tư phát triển các làng cá, trung tâm kinh tế biển và nghề khai thác đánh bắt thủy sản.
Tỉnh quy hoạch lại ngư trường khai thác cụ thể trên từng tuyến gồm tuyến bờ, tuyến lộng, tuyến khơi gắn với quy định phương tiện, cơ cấu ngành nghề, mùa vụ khai thác thích hợp, hiệu quả; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá kết hợp xây dựng phát triển các trung tâm kinh tế biển Sông Đốc, Khánh Hội, Cái Đôi Vàm.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có đoàn tàu khai thác biển hơn 5.000 chiếc, với các nghề như cào, câu, te, xiệp, lưới rê, đáy biển, lưới vây... nhưng hoạt động kém hiệu quả.
Trong những nghề này, ngoài số phương tiện nhỏ khai thác gần bờ là te, xiệp chiếm khoảng 20% thì còn có khoảng 40% số phương tiện làm nghề cào và đáy biển. Đây là những nghề gây sát hại và làm cho nguồn lợi thuỷ sản trên ngư trường suy kiệt nghiêm trọng dẫn đến hiệu quả của lĩnh vực khai thác biển ngày càng giảm, đời sống lao động nghề biển khó khăn.
Mặt khác, khai thác thuỷ hải sản biển còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, giá nhiên liệu cao ảnh hưởng đến phát triển nghề khai thác biển./.
Cà Mau có ngư trường trên 80.000km2, bờ biển dài hơn 250km, với nhiều cửa biển, cửa sông lớn thuận lợi cho đầu tư phát triển các làng cá, trung tâm kinh tế biển và nghề khai thác đánh bắt thủy sản.
Tỉnh quy hoạch lại ngư trường khai thác cụ thể trên từng tuyến gồm tuyến bờ, tuyến lộng, tuyến khơi gắn với quy định phương tiện, cơ cấu ngành nghề, mùa vụ khai thác thích hợp, hiệu quả; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá kết hợp xây dựng phát triển các trung tâm kinh tế biển Sông Đốc, Khánh Hội, Cái Đôi Vàm.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có đoàn tàu khai thác biển hơn 5.000 chiếc, với các nghề như cào, câu, te, xiệp, lưới rê, đáy biển, lưới vây... nhưng hoạt động kém hiệu quả.
Trong những nghề này, ngoài số phương tiện nhỏ khai thác gần bờ là te, xiệp chiếm khoảng 20% thì còn có khoảng 40% số phương tiện làm nghề cào và đáy biển. Đây là những nghề gây sát hại và làm cho nguồn lợi thuỷ sản trên ngư trường suy kiệt nghiêm trọng dẫn đến hiệu quả của lĩnh vực khai thác biển ngày càng giảm, đời sống lao động nghề biển khó khăn.
Mặt khác, khai thác thuỷ hải sản biển còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, giá nhiên liệu cao ảnh hưởng đến phát triển nghề khai thác biển./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)