Ngày 25/5, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng với sự tham gia của lãnh đạo các bệnh viện và đại biểu 39 tỉnh, thành phố có số người mắc và tử vong cao do bệnh tay chân miệng tại 20 điểm cầu.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, từ năm 2011 đến nay, dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân là do hiện nay có nhiều tuýp virus gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp vi rút khác nhau, đặc biệt sự lưu hành của tuýp virus EV 71 cao nên có nguy cơ diễn biến bệnh cảnh lâm sàng nặng, dễ gây tử vong; bên cạnh đó tỷ lệ người lành mang trùng trong các ổ dịch cao tới 71%, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần, tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp; bệnh chưa có vắcxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu. Chính vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế hiện nay là chú trọng công tác giảm tỷ lệngười mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng trong cộng đồng.
Tại hội nghị này, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá chính xác và đưa ra nhận định cụ thể xem thời gian tới, dịch có gia tăng nữa không và gia tăng ở địa phương nào, vùng nào trong cả nước để có một bức tranh tổng thể về thực trạng bệnh; đồng thời đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ người mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng.
Ông Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 46.277 trường hợp tại 63 địa phương; trong đó có 27 trường hợp tử vong tại 13 tỉnh, thành phố. Riêng trong tháng 5/2012 đã có 6.569 trường mắc, 6 trường hợp tử vong.
Số mắc có xu hướng giảm so với tháng 4 (14.930 trường hợp), số tử vong tăng 3 trường hợp so với tháng 4/2012. Khu vực miền Bắc có số mắc cao nhất 21.694 trường hợp (chiếm 46,9% số mắc của cả nước); kế tiếp là miền Nam ghi nhận 16.029 trường hợp mắc (chiếm 34,6%). Tuy nhiên, khu vực miền Nam lại ghi nhận số trường hợp tử vong cao nhất 23 trường hợp (chiếm 85,5% số tử vong của cả nước). Các trường hợp tử vong do tay chân miệng từ đầu năm 2012 đến nay đều có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút đường ruột cụ thể: 88,9% dương tính với EV 71; 11,1% dương tính với EV khác và 85,2% xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng không để dịch bùng phát và hạn chế tỷ lệ tử vong trong thời gia tới, Cục Y tế dự phòng đã đề xuất triển khai một số biện pháp như: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống bệnh dịch tay chân miệng; đảm bảo kinh phí cho phòng, chống dịch tay chân miệng, dành kinh phí đảm bảo cho đẩy mạnh công tác truyền thông và quản lý bệnh nhân, xử lý nguồn bệnh tại cộng đồng; phân công các đơn vị theo dõi, triển khai công tác phòng, chống dịch tại các quận/huyện; kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ nhất là các nhà trẻ tư nhân, các hộ trông trẻ tại gia đình.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông toàn xã hội với 4 nội dung chính là: Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng là trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, không có thuốc điều trị đặc hiệu, không có vắc xin phòng bệnh; 3 biện pháp phòng bệnh chính là: ăn sạch, ở sạch và đồ chơi của trẻ sạch cho các đối tượng là các bà mẹ, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, giáo viên các trường học, nhà trẻ mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình và Lãnh đạo chính quyền địa phương.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố hỗ trợ, tổ chức thực hiện việc giám sát, xử lý ổ dịch, không để dịch lan rộng kéo dài; nắm chắc tình hình, diễn biến bệnh tay chân miệng tại các địa phương, đánh giá được xu hướng của bệnh; tập trung nguồn lực xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; phân tích đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt cần nêu rõ các yếu tố nguy cơ (thời tiết, khí hậu, hành vi nguy cơ,...) và hiệu quả của các biện pháp phòng chống; tiếp tục thực hiện nghiên cứu về dịch tễ học, vi rút học để chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh phù hợp và chủ động, sẵn sàng vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng chống dịch.
Riêng về công tác điều trị, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết: Thời gian tới, Tiểu ban điều trị và Cục Quản lý khám, chữa bệnh sẽ tập vào một số giải pháp nhằm giảm số người tử vong do bệnh tay chân miệng như duy trì Hội đồng chuyên môn, cập nhật kịp thời Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng; thu thập và nghiên cứu các trường hợp tử vong để rút kinh nghiệm; hoàn thiện bộ tài liệu tập huấn bệnh tay chân miệng để áp dụng thống nhất cho 5 đơn vị huấn luyện của các bệnh viện tuyến cuối; tập huấn và đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ y tế về chẩn đoán, điều trị phòng lây nhiễm bệnh tay chân miệng.
Tại hội nghị, các đại biểu tại 20 điểm cầu đã tập trung thảo luận 3 vấn đề chính là: Thực trạng tình hình diễn biến của bệnh tay chân miệng trong cả nước; các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ người tử vong do bệnh tay chân miệng và biện pháp nhằm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tay chân miệng./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, từ năm 2011 đến nay, dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân là do hiện nay có nhiều tuýp virus gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp vi rút khác nhau, đặc biệt sự lưu hành của tuýp virus EV 71 cao nên có nguy cơ diễn biến bệnh cảnh lâm sàng nặng, dễ gây tử vong; bên cạnh đó tỷ lệ người lành mang trùng trong các ổ dịch cao tới 71%, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần, tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp; bệnh chưa có vắcxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu. Chính vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế hiện nay là chú trọng công tác giảm tỷ lệngười mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng trong cộng đồng.
Tại hội nghị này, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá chính xác và đưa ra nhận định cụ thể xem thời gian tới, dịch có gia tăng nữa không và gia tăng ở địa phương nào, vùng nào trong cả nước để có một bức tranh tổng thể về thực trạng bệnh; đồng thời đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ người mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng.
Ông Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 46.277 trường hợp tại 63 địa phương; trong đó có 27 trường hợp tử vong tại 13 tỉnh, thành phố. Riêng trong tháng 5/2012 đã có 6.569 trường mắc, 6 trường hợp tử vong.
Số mắc có xu hướng giảm so với tháng 4 (14.930 trường hợp), số tử vong tăng 3 trường hợp so với tháng 4/2012. Khu vực miền Bắc có số mắc cao nhất 21.694 trường hợp (chiếm 46,9% số mắc của cả nước); kế tiếp là miền Nam ghi nhận 16.029 trường hợp mắc (chiếm 34,6%). Tuy nhiên, khu vực miền Nam lại ghi nhận số trường hợp tử vong cao nhất 23 trường hợp (chiếm 85,5% số tử vong của cả nước). Các trường hợp tử vong do tay chân miệng từ đầu năm 2012 đến nay đều có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút đường ruột cụ thể: 88,9% dương tính với EV 71; 11,1% dương tính với EV khác và 85,2% xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng không để dịch bùng phát và hạn chế tỷ lệ tử vong trong thời gia tới, Cục Y tế dự phòng đã đề xuất triển khai một số biện pháp như: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống bệnh dịch tay chân miệng; đảm bảo kinh phí cho phòng, chống dịch tay chân miệng, dành kinh phí đảm bảo cho đẩy mạnh công tác truyền thông và quản lý bệnh nhân, xử lý nguồn bệnh tại cộng đồng; phân công các đơn vị theo dõi, triển khai công tác phòng, chống dịch tại các quận/huyện; kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ nhất là các nhà trẻ tư nhân, các hộ trông trẻ tại gia đình.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông toàn xã hội với 4 nội dung chính là: Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng là trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, không có thuốc điều trị đặc hiệu, không có vắc xin phòng bệnh; 3 biện pháp phòng bệnh chính là: ăn sạch, ở sạch và đồ chơi của trẻ sạch cho các đối tượng là các bà mẹ, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, giáo viên các trường học, nhà trẻ mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình và Lãnh đạo chính quyền địa phương.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố hỗ trợ, tổ chức thực hiện việc giám sát, xử lý ổ dịch, không để dịch lan rộng kéo dài; nắm chắc tình hình, diễn biến bệnh tay chân miệng tại các địa phương, đánh giá được xu hướng của bệnh; tập trung nguồn lực xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; phân tích đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt cần nêu rõ các yếu tố nguy cơ (thời tiết, khí hậu, hành vi nguy cơ,...) và hiệu quả của các biện pháp phòng chống; tiếp tục thực hiện nghiên cứu về dịch tễ học, vi rút học để chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh phù hợp và chủ động, sẵn sàng vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng chống dịch.
Riêng về công tác điều trị, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết: Thời gian tới, Tiểu ban điều trị và Cục Quản lý khám, chữa bệnh sẽ tập vào một số giải pháp nhằm giảm số người tử vong do bệnh tay chân miệng như duy trì Hội đồng chuyên môn, cập nhật kịp thời Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng; thu thập và nghiên cứu các trường hợp tử vong để rút kinh nghiệm; hoàn thiện bộ tài liệu tập huấn bệnh tay chân miệng để áp dụng thống nhất cho 5 đơn vị huấn luyện của các bệnh viện tuyến cuối; tập huấn và đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ y tế về chẩn đoán, điều trị phòng lây nhiễm bệnh tay chân miệng.
Tại hội nghị, các đại biểu tại 20 điểm cầu đã tập trung thảo luận 3 vấn đề chính là: Thực trạng tình hình diễn biến của bệnh tay chân miệng trong cả nước; các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ người tử vong do bệnh tay chân miệng và biện pháp nhằm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tay chân miệng./.
Thu Phương (TTXVN)