Theo Cục quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), hiện nay các đô thị trên cả nước có hơn 3 triệu m2 sàn nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991 với trên 100.000 hộ dân đang sinh sống.
Theo khảo sát thực tế tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung nhiều chung cư cũ nhất trên toàn quốc, Hà Nội hiện còn khoảng 23 khu chung cư cũ từ 4-5 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 và đang là nơi sinh sống của trên 30.000 hộ dân.
Cùng đó, Hà Nội còn có khoảng 10 khu nhà ở tập thể thấp tầng khác cũng đang xuống cấp nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh mới chính là địa phương dẫn đầu cả nước với 610 nhà chung cư, tập thể cũ, xây dựng từ trước năm 1975. Những chung cư cũ này có tổng diện tích khoảng 1,5 triệu m2 với 33.000 căn hộ, trong đó có hơn 200 nhà chung cư đã bị xuống cấp nhưng vẫn có khoảng 10.000 hộ dân phải tiếp tục chung sống với nguy hiểm.
Những khu chung cư này chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, phần còn lại do nguồn vốn tự có của các tổ chức kinh tế-xã hội khác xây dựng hoặc tiếp quản từ chế độ cũ khi giải phóng miền Nam.
Sau hơn 2 năm thực hiện, công tác cải tạo chung cư cũ đã được chú trọng, tuy nhiên bước chuyển động vẫn rất chậm. Điển hình như Hà Nội mới triển khai cải tạo được 8/38 nhà chung cư cùng 1 khu chung cư cũ trên tổng số 18 khu chung cư.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang di dời, tháo dỡ và xây dựng mới được 6 nhà chung cư với quy mô 712 căn hộ.
Mặc dù một số địa phương khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... cũng có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng cần cải tạo lại nhưng việc triển khai lại quá chậm, thậm chí chưa triển khai.
Nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ chậm và ít doanh nghiệp mặn mà tham gia là công tác quy hoạch cải tạo đô thị của các địa phương chưa đồng bộ; quy trình triển khai dự án từ khâu quy hoạch, xác định chủ đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với loại hình dự án cải tạo.
Thêm vào đó, nhiều chung cư cũ nằm ở vị trí trung tâm thành phố nên bị khống chế về quy hoạch và mật độ dân cư, trong khi chủ đầu tư lại muốn tăng diện tích sàn kinh doanh để cân đối tài chính của dự án./.
Theo khảo sát thực tế tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung nhiều chung cư cũ nhất trên toàn quốc, Hà Nội hiện còn khoảng 23 khu chung cư cũ từ 4-5 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 và đang là nơi sinh sống của trên 30.000 hộ dân.
Cùng đó, Hà Nội còn có khoảng 10 khu nhà ở tập thể thấp tầng khác cũng đang xuống cấp nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh mới chính là địa phương dẫn đầu cả nước với 610 nhà chung cư, tập thể cũ, xây dựng từ trước năm 1975. Những chung cư cũ này có tổng diện tích khoảng 1,5 triệu m2 với 33.000 căn hộ, trong đó có hơn 200 nhà chung cư đã bị xuống cấp nhưng vẫn có khoảng 10.000 hộ dân phải tiếp tục chung sống với nguy hiểm.
Những khu chung cư này chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, phần còn lại do nguồn vốn tự có của các tổ chức kinh tế-xã hội khác xây dựng hoặc tiếp quản từ chế độ cũ khi giải phóng miền Nam.
Sau hơn 2 năm thực hiện, công tác cải tạo chung cư cũ đã được chú trọng, tuy nhiên bước chuyển động vẫn rất chậm. Điển hình như Hà Nội mới triển khai cải tạo được 8/38 nhà chung cư cùng 1 khu chung cư cũ trên tổng số 18 khu chung cư.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang di dời, tháo dỡ và xây dựng mới được 6 nhà chung cư với quy mô 712 căn hộ.
Mặc dù một số địa phương khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... cũng có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng cần cải tạo lại nhưng việc triển khai lại quá chậm, thậm chí chưa triển khai.
Nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ chậm và ít doanh nghiệp mặn mà tham gia là công tác quy hoạch cải tạo đô thị của các địa phương chưa đồng bộ; quy trình triển khai dự án từ khâu quy hoạch, xác định chủ đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với loại hình dự án cải tạo.
Thêm vào đó, nhiều chung cư cũ nằm ở vị trí trung tâm thành phố nên bị khống chế về quy hoạch và mật độ dân cư, trong khi chủ đầu tư lại muốn tăng diện tích sàn kinh doanh để cân đối tài chính của dự án./.
Thu Hằng (Vietnam+)