Ngày 28/12, Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp phép cho 17 tổ chức tín dụng và 14 doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện, hồ sơ, thủ tục quy định tại Nghị định 24 và Thông tư 16.
Theo đó, cả nước sẽ có 2.456 điểm giao dịch mua bán vàng miếng. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân khi mua, bán vàng miếng, các điểm kinh doanh phải niêm yết công khai giá mua, bán vàng miếng và chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 38/2012/TT-NHNN về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng; trong đó quy định các tổ chức tín dụng không được giữ trạng thái vàng cuối ngày vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm.
Trạng thái vàng của tổ chức tín dụng không bao gồm số dư vàng miếng phát sinh từ hoạt động mua, bán vàng để thực hiện tất toán số dư của các hoạt động đã phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực (10/1/2013). Trạng thái vàng bao gồm huy động, cho vay, chuyển đổi vàng thành đồng Việt Nam, nhận cầm cố bằng vàng, giữ hộ và sử dụng vàng vào mục đích khác.
Thông tư này quy định các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng miếng phải tuân thủ trạng thái vàng nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng, cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với các tổ chức tín dụng.
Như vậy, với các quy định chặt chẽ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thị trường nhạy cảm này đang từng bước được tổ chức, sắp xếp lại căn bản nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Cũng theo quy định tại Thông tư 16, từ ngày 10/1/2013, những doanh nghiệp và tổ chức tín dụng không có giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua đã triển khai nhiều công việc cần thiết để thực hiện cấp giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố đã tiến hành kiểm tra và đối chiếu hồ sơ đề nghị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trên địa bàn phù hợp với nội dung quy định tại Nghị định 24 và Thông tư 16.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập tổ cấp phép để rà soát, xem xét cụ thể các điều kiện, hồ sơ của từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có đề nghị cấp phép./.
Theo đó, cả nước sẽ có 2.456 điểm giao dịch mua bán vàng miếng. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân khi mua, bán vàng miếng, các điểm kinh doanh phải niêm yết công khai giá mua, bán vàng miếng và chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 38/2012/TT-NHNN về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng; trong đó quy định các tổ chức tín dụng không được giữ trạng thái vàng cuối ngày vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm.
Trạng thái vàng của tổ chức tín dụng không bao gồm số dư vàng miếng phát sinh từ hoạt động mua, bán vàng để thực hiện tất toán số dư của các hoạt động đã phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực (10/1/2013). Trạng thái vàng bao gồm huy động, cho vay, chuyển đổi vàng thành đồng Việt Nam, nhận cầm cố bằng vàng, giữ hộ và sử dụng vàng vào mục đích khác.
Thông tư này quy định các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng miếng phải tuân thủ trạng thái vàng nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng, cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với các tổ chức tín dụng.
Như vậy, với các quy định chặt chẽ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thị trường nhạy cảm này đang từng bước được tổ chức, sắp xếp lại căn bản nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Cũng theo quy định tại Thông tư 16, từ ngày 10/1/2013, những doanh nghiệp và tổ chức tín dụng không có giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua đã triển khai nhiều công việc cần thiết để thực hiện cấp giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố đã tiến hành kiểm tra và đối chiếu hồ sơ đề nghị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trên địa bàn phù hợp với nội dung quy định tại Nghị định 24 và Thông tư 16.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập tổ cấp phép để rà soát, xem xét cụ thể các điều kiện, hồ sơ của từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có đề nghị cấp phép./.
Thu Hằng (TTXVN)