Mới đây Tập đoàn cá tầm Việt Nam đã triển khai nuôi cá tầm lồng với quy mô lớn nhất cả nước trên lòng hồ Nhà máy thủy điện Buôn Tu Sar (huyện Lắk, Đắk Lắk), mở ra hướng phát triển kinh tế mới đầy triển vọng cho tỉnh Tây Nguyên.
Theo tiến sỹ Klima Vladimiar, chuyên gia cá tầm Nga thuộc Tập đoàn cá tầm Việt Nam, qua khảo sát tại các lòng hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy khu vực lòng hồ của 3 nhà máy thủy điện lớn trên các bậc thang thủy điện thuộc hệ thống sông Sêrêpốk có điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, cũng như hệ sinh thái môi trường rất tốt, có thể phát triển nuôi với quy mô công nghiệp các giống cá tầm Nga.
Đặc biệt, chất lượng trứng và thịt của cá tầm Nga nuôi ở Việt Nam không hề thua kém sản phẩm cá tầm của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Sau khi nuôi cá tầm thành công tại một số hồ thủy điện ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định, Bắc Giang, tháng 11/2011, Tập đoàn cá tầm Việt Nam khai trương cơ sở nuôi cá tầm Nga với quy mô lớn nhất nước, với lượng thả nuôi đạt đến 1 triệu con/lượt nuôi tại Đắk Lắk.
Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch Tập đoàn cá tầm Việt Nam cho biết trong 2 năm tới, Tập đoàn cá tầm Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư thêm từ 5 đến 10 trung tâm nuôi trồng cá tầm mới có quy mô lớn tại Đắk Lắk.
Sản lượng trứng cá tầm từ hệ thống nuôi trồng dự kiến đạt đến 1.000 tấn/năm. Với quy mô này, cá tầm không chỉ tạo ra một nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn đưa Đắk Lắk trở thành một “địa chỉ đỏ” trong bản đồ nuôi cá tầm của thế giới cả về quy mô lẫn giá trị kinh tế do loài thủy đặc sản này mang lại.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 37.000ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích mặt nước là các lòng hồ thủy điện, thủy lợi quy mô lớn chiếm tỷ lệ cao.
Việc phát triển nuôi trồng các loài thủy đặc sản như cá lăng, cá tầm vừa khai thác tốt tiềm năng, vừa gia tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Hiện nay cá tầm thịt bán trên thế giới có giá từ 8.000 đến 12.000 USD/tấn, riêng trứng cá tầm có giá từ 1.000 đến 6.000 USD/kg và thị trường thế giới vẫn luôn trong tình trạng “khan” hàng./.
Theo tiến sỹ Klima Vladimiar, chuyên gia cá tầm Nga thuộc Tập đoàn cá tầm Việt Nam, qua khảo sát tại các lòng hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy khu vực lòng hồ của 3 nhà máy thủy điện lớn trên các bậc thang thủy điện thuộc hệ thống sông Sêrêpốk có điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, cũng như hệ sinh thái môi trường rất tốt, có thể phát triển nuôi với quy mô công nghiệp các giống cá tầm Nga.
Đặc biệt, chất lượng trứng và thịt của cá tầm Nga nuôi ở Việt Nam không hề thua kém sản phẩm cá tầm của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Sau khi nuôi cá tầm thành công tại một số hồ thủy điện ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định, Bắc Giang, tháng 11/2011, Tập đoàn cá tầm Việt Nam khai trương cơ sở nuôi cá tầm Nga với quy mô lớn nhất nước, với lượng thả nuôi đạt đến 1 triệu con/lượt nuôi tại Đắk Lắk.
Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch Tập đoàn cá tầm Việt Nam cho biết trong 2 năm tới, Tập đoàn cá tầm Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư thêm từ 5 đến 10 trung tâm nuôi trồng cá tầm mới có quy mô lớn tại Đắk Lắk.
Sản lượng trứng cá tầm từ hệ thống nuôi trồng dự kiến đạt đến 1.000 tấn/năm. Với quy mô này, cá tầm không chỉ tạo ra một nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn đưa Đắk Lắk trở thành một “địa chỉ đỏ” trong bản đồ nuôi cá tầm của thế giới cả về quy mô lẫn giá trị kinh tế do loài thủy đặc sản này mang lại.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 37.000ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích mặt nước là các lòng hồ thủy điện, thủy lợi quy mô lớn chiếm tỷ lệ cao.
Việc phát triển nuôi trồng các loài thủy đặc sản như cá lăng, cá tầm vừa khai thác tốt tiềm năng, vừa gia tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Hiện nay cá tầm thịt bán trên thế giới có giá từ 8.000 đến 12.000 USD/tấn, riêng trứng cá tầm có giá từ 1.000 đến 6.000 USD/kg và thị trường thế giới vẫn luôn trong tình trạng “khan” hàng./.
V. Dũng (TTXVN/Vietnam+)