Ngày 14/12, ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định) cho biết vừa giải thoát kịp thời và thả về tự nhiên một cá thể cò mỏ thìa quý hiếm.
Sau khi nhận được nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, các cán bộ của vườn quốc gia Xuân Thủy đã phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường có mặt tại một nhà hàng lớn của địa phương và nhanh chóng can thiệp, tịch thu một cá thể cò mỏ thìa đang bị nhốt chuẩn bị giết thịt.
Cò mỏ thìa (Platalea minor, còn gọi là cò thìa mặt đen hay cò thìa) là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách Đỏ quốc tế.
Năm 2010, theo ước tính của Tổ chức bảo tồn chim quốc tế, dù số lượng cò mỏ thìa dù đã gia tăng đều đặn từ năm 2003 nhưng hiện nay chúng chỉ còn có khoảng hơn 2.300 cá thể trên toàn thế giới.
Vườn quốc gia Xuân Thủy là điểm di trú hiếm hoi của loài cò mỏ thìa tại Việt Nam. Theo ông Cách, từ đầu mùa chim di cư đến nay, các cán bộ của vườn đã thống kê được khoảng trên 40 cá thể cò mỏ thìa, giảm so với 63 con vào mùa Đông năm trước.
Số lượng cá thể các loài chim nước phổ biến di cư về Vườn quốc gia Xuân Thủy trong năm nay cũng giảm khoảng 10% so với mùa Đông năm trước. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do việc thi công các dự án thủy lợi trong khu vực các xã vùng đệm.
Vườn quốc gia Xuân Thủy được công nhận là một khu Ramsar năm 1989 và là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển đất rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam. Với diện tích trên 7.100ha, đây là nơi sinh sống, dừng chân và trú Đông của 215 loài chim nước với 20.000 đến 40.000 cá thể mỗi năm.
Đặc biệt, ở đây thường xuất hiện chín loài chim có tên trong Sách Đỏ quốc tế là dẽ mỏ thìa, cò mỏ thìa, choắt mỏ thìa, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc./.
Sau khi nhận được nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, các cán bộ của vườn quốc gia Xuân Thủy đã phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường có mặt tại một nhà hàng lớn của địa phương và nhanh chóng can thiệp, tịch thu một cá thể cò mỏ thìa đang bị nhốt chuẩn bị giết thịt.
Cò mỏ thìa (Platalea minor, còn gọi là cò thìa mặt đen hay cò thìa) là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách Đỏ quốc tế.
Năm 2010, theo ước tính của Tổ chức bảo tồn chim quốc tế, dù số lượng cò mỏ thìa dù đã gia tăng đều đặn từ năm 2003 nhưng hiện nay chúng chỉ còn có khoảng hơn 2.300 cá thể trên toàn thế giới.
Vườn quốc gia Xuân Thủy là điểm di trú hiếm hoi của loài cò mỏ thìa tại Việt Nam. Theo ông Cách, từ đầu mùa chim di cư đến nay, các cán bộ của vườn đã thống kê được khoảng trên 40 cá thể cò mỏ thìa, giảm so với 63 con vào mùa Đông năm trước.
Số lượng cá thể các loài chim nước phổ biến di cư về Vườn quốc gia Xuân Thủy trong năm nay cũng giảm khoảng 10% so với mùa Đông năm trước. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do việc thi công các dự án thủy lợi trong khu vực các xã vùng đệm.
Vườn quốc gia Xuân Thủy được công nhận là một khu Ramsar năm 1989 và là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển đất rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam. Với diện tích trên 7.100ha, đây là nơi sinh sống, dừng chân và trú Đông của 215 loài chim nước với 20.000 đến 40.000 cá thể mỗi năm.
Đặc biệt, ở đây thường xuất hiện chín loài chim có tên trong Sách Đỏ quốc tế là dẽ mỏ thìa, cò mỏ thìa, choắt mỏ thìa, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)