Hiện nay, mặn trên sông Tiền tại tỉnh Tiền Giang diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nhanh hơn qui luật hàng năm đã xuất hiện mặn 6,5 gam/lít tại Vàm Giồng (Gò Công Tây).
Theo Chi Cục thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang, đây là mức cao nhất từ năm 1997 đến nay.
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nước mặn đã lấn sâu vào đất liền 40km (tính từ Cửa Tiểu) và nồng độ mặn 2gam/lít đến gần bến đò Hòa Định (Chợ Gạo). Với diễn biến mặn phức tạp, chính quyền địa phương đã cho đóng cống ngăn mặn Vàm Giồng, khiến mực nước trên kênh cấp I thấp hơn so với cùng kỳ.
Để đảm bảo nước tưới cho trà lúa Đông Xuân ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các địa phương tập trung máy bơm để trữ nước trên ruộng, ao hồ, kênh rạch trước khi cống Xuân Hòa (Chợ Gạo) đóng ngăn mặn; thường xuyên theo dõi mực nước kênh để chủ động bơm trữ nước.
Việc tăng cường quan trắc mặn để tranh thủ lấy nước tối đa trong điều kiện cho phép; giải phóng chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh nội đồng cũng được đẩy mạnh.
Trước mắt, để đối phó với hạn mặn, chính quyền, đoàn thể và người dân tập trung khai thông dòng chảy, làm thủy lợi nội đồng, bơm tạo nguồn từ hệ thống kênh trục lên kênh sườn để cung cấp nước cho lúa.
Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống hạn, mặn cấp huyện, xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời điều tra nắm chắc diện tích lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn mặn...
Tỉnh Cà Mau có bờ biển dài đến 250km, các vùng đất ven biển đều đã bị nước mặn xâm nhập.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường, nhiều vùng trong tỉnh nước mặn đã thấm sâu vào đất ruộng gần chục km, tổng diện tích đất bị xâm mặn lên tới hàng chục ngàn ha.
Vùng bị nước mặn xâm nhập nặng nề nhất là Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, khu vực rừng tràm U Minh Hạ hiện nay cũng bị xâm mặn.
Mùa khô cũng là lúc thuận lợi để bà con nông dân ở Cà Mau thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại do nước mặn xâm nhập.
Biện pháp hàng đầu là lợi dụng nắng hạn còn kéo dài, bà con tổ chức đào những con kênh nhỏ trên ruộng để phơi đất trong mùa khô.
Theo kinh nghiệm, những đường mương được đào như vậy để khi mưa xuống sẽ có tác dụng cho nước mặn lắng xuống, mặt ruộng hạn chế được nước mặn. Cách làm này còn có tác dụng rửa phèn trên mặt đất...
Một biện pháp tích cực khác cũng đang được triển khai là huy động lực lượng đắp những đê sông, ngăn không cho nước mặn tràn vào ruộng./.
Theo Chi Cục thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang, đây là mức cao nhất từ năm 1997 đến nay.
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nước mặn đã lấn sâu vào đất liền 40km (tính từ Cửa Tiểu) và nồng độ mặn 2gam/lít đến gần bến đò Hòa Định (Chợ Gạo). Với diễn biến mặn phức tạp, chính quyền địa phương đã cho đóng cống ngăn mặn Vàm Giồng, khiến mực nước trên kênh cấp I thấp hơn so với cùng kỳ.
Để đảm bảo nước tưới cho trà lúa Đông Xuân ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các địa phương tập trung máy bơm để trữ nước trên ruộng, ao hồ, kênh rạch trước khi cống Xuân Hòa (Chợ Gạo) đóng ngăn mặn; thường xuyên theo dõi mực nước kênh để chủ động bơm trữ nước.
Việc tăng cường quan trắc mặn để tranh thủ lấy nước tối đa trong điều kiện cho phép; giải phóng chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh nội đồng cũng được đẩy mạnh.
Trước mắt, để đối phó với hạn mặn, chính quyền, đoàn thể và người dân tập trung khai thông dòng chảy, làm thủy lợi nội đồng, bơm tạo nguồn từ hệ thống kênh trục lên kênh sườn để cung cấp nước cho lúa.
Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống hạn, mặn cấp huyện, xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời điều tra nắm chắc diện tích lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn mặn...
Tỉnh Cà Mau có bờ biển dài đến 250km, các vùng đất ven biển đều đã bị nước mặn xâm nhập.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường, nhiều vùng trong tỉnh nước mặn đã thấm sâu vào đất ruộng gần chục km, tổng diện tích đất bị xâm mặn lên tới hàng chục ngàn ha.
Vùng bị nước mặn xâm nhập nặng nề nhất là Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, khu vực rừng tràm U Minh Hạ hiện nay cũng bị xâm mặn.
Mùa khô cũng là lúc thuận lợi để bà con nông dân ở Cà Mau thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại do nước mặn xâm nhập.
Biện pháp hàng đầu là lợi dụng nắng hạn còn kéo dài, bà con tổ chức đào những con kênh nhỏ trên ruộng để phơi đất trong mùa khô.
Theo kinh nghiệm, những đường mương được đào như vậy để khi mưa xuống sẽ có tác dụng cho nước mặn lắng xuống, mặt ruộng hạn chế được nước mặn. Cách làm này còn có tác dụng rửa phèn trên mặt đất...
Một biện pháp tích cực khác cũng đang được triển khai là huy động lực lượng đắp những đê sông, ngăn không cho nước mặn tràn vào ruộng./.
Công Trí-Thành Nên (Vietnam+)