Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch tay chân miệng trong cả nước gia tăng đột biến với hơn 22.000 ca mắc bệnh tay chân miệng do nhiều chủng virus gây ra tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó có tới 16 ca tử vong ở 10 tỉnh, thành phố.
Theo kết quả phân tích các trường hợp tử vong được công bố tại Hội nghị tăng cường các biện pháp giảm tử vong do bệnh tay chân miệng được tổ chức cuối tuần qua tại thành phố Hồ Chí Minh, do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì đã kết luận: 100% bệnh nhân tử vong từ đầu năm đến nay đều do EV71 (là chủng virus đường ruột độc thể cao, gây biến chứng màng não, suy tim… nguy hiểm đến tính mạng và có tên gọi là Enterovirus 71-EV71).
Tỷ lệ tử vong từ đầu năm đến nay chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, với 14/16 ca tử vong.
Khu vực miền Nam tiếp tục ghi nhận là số trường hợp tử vong cao nhất với 13/16 trường hợp, chiếm 81,3% số trường hợp tử vong cả nước. Dẫn đầu số ca tử vong do bệnh tay chân miệng là tỉnh An Giang 4 trường hợp, tiếp theo là Đồng Tháp, Đồng Nai và Cần Thơ, mỗi tỉnh có hai trường hợp.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo bệnh tay chân miệng lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia châu Á và vùng lãnh thổ như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong ...với số mắc đều cao gấp 1,3%-2,5 lần so với với cùng kỳ năm 2011.
Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu về số ca mắc gia tăng đột biến trong 3 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, công tác phát hiện, điều trị thích ứng và kịp thời đã giúp Việt Nam hạ thấp tỷ lệ tử vong bệnh tay chân miệng so với Singapore và một số quốc gia lân cận.
Cũng theo các chuyên gia dịch tễ, tỷ lệ người lành mang trùng trong ổ dịch tại Việt Nam cao tới 71% là tuýp EV71 và thời gian thải của trùng kéo dài tới 6 tuần, thậm chí tới 6 tháng trong môi trường đất đai, cây trồng, vật nuôi và nguồn nước sinh hoạt, ao hồ, kênh rạch và cống rãnh.
Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo thành phố Hải Phòng hiện là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về số ca mắc trên 100.000 dân cũng như số trường hợp mắc, trung bình mỗi tuần là 177 trường hợp. Trong khi số ca mắc khu vực miền Nam chiếm tới 43,8% tổng số ca mắc với gần 9.500 trường hợp, tiếp đến khu vực miền Bắc ghi nhận hơn 7.700 trường hợp.
Tuy nhiên, tình hình dịch đặc biệt là số ca tử vong có xu thế dịch chuyển về miền Tây Nam bộ thay vì tập trung ở miền Đông Nam bộ như các năm 2011 và 2010.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng tại các quốc gia châu Á; trong đó có Việt Nam, với các đặc điểm bệnh lây theo con đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp nên phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của từng người dân và cộng đồng.
Mặc dù có nhiều tuýp gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp virus khác nhau, nhưng sự lưu hành của tuýp virus EV71 trong cộng đồng rất cao nên nguy cơ diễn biến bệnh cảnh lâm sàng nặng, rất dễ gây tử vong.
Trong khi thói quen sinh hoạt của người Việt và một số quốc gia châu Á thường ăn uống thức ăn đường phố, đồ ăn không được nấu chín, uống nước sôi. Đặc biệt thói quen sử dụng phân tươi để tưới rau, nuôi trồng hải sản và thải trực tiếp ra môi trường... là nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng tồn tại dai dẳng, dễ bùng phát thành dịch lớn nếu cả cộng đồng không cùng chung tay với ngành y tế./.
Theo kết quả phân tích các trường hợp tử vong được công bố tại Hội nghị tăng cường các biện pháp giảm tử vong do bệnh tay chân miệng được tổ chức cuối tuần qua tại thành phố Hồ Chí Minh, do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì đã kết luận: 100% bệnh nhân tử vong từ đầu năm đến nay đều do EV71 (là chủng virus đường ruột độc thể cao, gây biến chứng màng não, suy tim… nguy hiểm đến tính mạng và có tên gọi là Enterovirus 71-EV71).
Tỷ lệ tử vong từ đầu năm đến nay chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, với 14/16 ca tử vong.
Khu vực miền Nam tiếp tục ghi nhận là số trường hợp tử vong cao nhất với 13/16 trường hợp, chiếm 81,3% số trường hợp tử vong cả nước. Dẫn đầu số ca tử vong do bệnh tay chân miệng là tỉnh An Giang 4 trường hợp, tiếp theo là Đồng Tháp, Đồng Nai và Cần Thơ, mỗi tỉnh có hai trường hợp.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo bệnh tay chân miệng lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia châu Á và vùng lãnh thổ như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong ...với số mắc đều cao gấp 1,3%-2,5 lần so với với cùng kỳ năm 2011.
Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu về số ca mắc gia tăng đột biến trong 3 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, công tác phát hiện, điều trị thích ứng và kịp thời đã giúp Việt Nam hạ thấp tỷ lệ tử vong bệnh tay chân miệng so với Singapore và một số quốc gia lân cận.
Cũng theo các chuyên gia dịch tễ, tỷ lệ người lành mang trùng trong ổ dịch tại Việt Nam cao tới 71% là tuýp EV71 và thời gian thải của trùng kéo dài tới 6 tuần, thậm chí tới 6 tháng trong môi trường đất đai, cây trồng, vật nuôi và nguồn nước sinh hoạt, ao hồ, kênh rạch và cống rãnh.
Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo thành phố Hải Phòng hiện là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về số ca mắc trên 100.000 dân cũng như số trường hợp mắc, trung bình mỗi tuần là 177 trường hợp. Trong khi số ca mắc khu vực miền Nam chiếm tới 43,8% tổng số ca mắc với gần 9.500 trường hợp, tiếp đến khu vực miền Bắc ghi nhận hơn 7.700 trường hợp.
Tuy nhiên, tình hình dịch đặc biệt là số ca tử vong có xu thế dịch chuyển về miền Tây Nam bộ thay vì tập trung ở miền Đông Nam bộ như các năm 2011 và 2010.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng tại các quốc gia châu Á; trong đó có Việt Nam, với các đặc điểm bệnh lây theo con đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp nên phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của từng người dân và cộng đồng.
Mặc dù có nhiều tuýp gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp virus khác nhau, nhưng sự lưu hành của tuýp virus EV71 trong cộng đồng rất cao nên nguy cơ diễn biến bệnh cảnh lâm sàng nặng, rất dễ gây tử vong.
Trong khi thói quen sinh hoạt của người Việt và một số quốc gia châu Á thường ăn uống thức ăn đường phố, đồ ăn không được nấu chín, uống nước sôi. Đặc biệt thói quen sử dụng phân tươi để tưới rau, nuôi trồng hải sản và thải trực tiếp ra môi trường... là nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng tồn tại dai dẳng, dễ bùng phát thành dịch lớn nếu cả cộng đồng không cùng chung tay với ngành y tế./.
Nhật Minh (TTXVN)