Ngày 19/1 tại thủ đô Paris, các cơ quan đại diên báo chí Việt Nam (Báo Nhân Dân, TTXVN và Đài Tiếng nói Việt Nam) tại Pháp, đã có buổi gặp gỡ giao lưu đón Tết cổ truyền dân tộc, với sự tham gia của một số bà con Việt kiều, các bạn sinh viên đang học hoặc làm việc Pháp.
Đa số các bạn là con, cháu của một số cán bộ các cơ quan đại diện báo chí đã từng công tác nhiệm kỳ trước đây tại Pháp.
Có lẽ vui nhất và nhộn nhịp nhất vẫn là “màn” gói bánh chưng do anh chị em cơ quan đại diện Báo Nhân dân “giữ vai trò chủ đạo” ngay từ khâu tìm mua nguyên như lá dong, lạt (thường phải gửi từ Việt Nam sang), gạo nếp cái hoa vàng (mua tại một số cửa hàng Việt nam, hoặc Châu Á, Taangrère)… Riêng các khuôn dùng để gói bánh do các bác Việt kiều tìm gỗ đóng giúp. Đây là khâu khá kỹ thuật vì các khuôn đều phải vuông vắn, có kích thước giống nhau, nhẹ và dễ sử dụng.
Các phóng viên cũng như trưởng các cơ quan đại diện, rồi phu nhân, phu quân của họ kể cả các cháu nhỏ đều rất hồ hởi tham gia các cộng việc chuẩn bị - đây là khâu lâu nhất chiếm khá nhiều thời gian như ngâm đỗ, ngâm gạo, rửa lá, lau là, cắt tỉa lá, chẽ lát hoặc tước lạt, xếp bánh vào nồi…
Theo chị Nga, một “chuyên gia” gói bánh từ 5 năm nay của “làng” báo chí Việt Nam tại Pháp, giá cả nguyên liệu thường đắt hơn rất nhiều so với ở Việt Nam, ví dụ lá dong 10,9 euro/kg (300.000-330.000 đồng/kg) và 1 kg lá chỉ gói được 7 cái bánh là tối đa ; gạo nếp 2,9 euro/kg (gần 80-90 đồng/kg) và đỗ xanh 1,5-2 ơ rô/kg (45.000-50.000 đồng/kg)…
Để có những cái bánh chưng dền, vừa đẹp lại vừa ngon, ngay từ khi ngâm gạo (10 giờ), đãi đỗ cũng đều phải rất cẩn thận và khâu xóc muối vào gạo và đỗ cũng phải rất vừa khẩu vị người ăn, rồi đến khâu luộc bánh, trông bánh, tính giờ để vớt bánh và ép bánh cũng phải “chuẩn” (khâu này thường do các anh đảm nhiệm). Vì không thể đầy đủ các phương tiện như ở Việt Nam, nên mọi dụng cụ thích hợp cho từng khâu đều được huy động. Tuy vậy, mỗi Tết chị gói trung bình 200-300 cái bánh chưng vừa là để ăn vừa là để làm quà tặng cho bà con Việt Kiều, bạn bè một số các cơ quan đại diện và đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Thông thường ngay từ trước ngày ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp hàng năm) các chị bắt đầu gói bánh.
Anh Phan Huy Thắng, trưởng đại diện Báo Nhân dân tại Pháp từ 7-8 năm nay cho biết trong thời gian chờ bánh chín anh em có thể tổ chức các trò chơi như chơi cờ tướng, chơi bài, đánh bóng bàn hay trò chuyện vui vẻ… Đặc biệt, mỗi khi nhận được những cái bánh chưng này nhân dịp Tết, bà con Việt Kiều đều rất vui, nhiều người mắt còn rưng rưng lệ vì được thưởng thức bánh chưng rất đặc trưng quê hương được gói và nấu một cách rất truyền thống do chính tay anh em báo chí làm, chứ không phải những cái bánh được làm sẵn, bán sẵn được buộc bắng dây nilon.
Bánh chưng của anh em báo chí gói cũng đã có “thương hiệu.” Nhiều bác Việt kiều cũng đã gọi điện nhờ gói giúp. Đây là một điều vô cùng thú vị ! mà khi ở Việt Nam chẳng mấy ai nghĩ đến vì bánh chưng được gói sẵn, bán sẵn khá phổ biến muốn ăn lúc nào có lúc đó. Sau đó anh chị em cùng thưởng thức các món ăn truyền thống của bữa cơm tất niên như canh măng khô, bóng nấu chân tẩy, miến, gà luộc, nộm, rau sống, bún…
Nhìn mâm cơm với đầy đủ các món truyền thống, được bày biện đẹp và rất vui mắt, lại được sống trong không khí ấm cúng, dù rằng cành đào được thay bằng hoa Tulip, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa lan hay nhiều loại hoa khác, nhưng nhiều người đều cảm nhận rằng dường như không phải mình đang sống và làm việc trên đất Pháp vậy.
Các hoạt động này không chỉ đã trở thành truyền thống làm vơi đi nỗi nhớ quên hương đất nước của mỗi thành viên các cơ quan đại diện báo chí Việt Nam tại Pháp, mà còn là cơ hội để tạo nên sự đoàn kết gắn bó mật thiết và không khí gia đình ấm cúng nơi đất khách mỗi khi Tết đến xuân về./.
Đa số các bạn là con, cháu của một số cán bộ các cơ quan đại diện báo chí đã từng công tác nhiệm kỳ trước đây tại Pháp.
Có lẽ vui nhất và nhộn nhịp nhất vẫn là “màn” gói bánh chưng do anh chị em cơ quan đại diện Báo Nhân dân “giữ vai trò chủ đạo” ngay từ khâu tìm mua nguyên như lá dong, lạt (thường phải gửi từ Việt Nam sang), gạo nếp cái hoa vàng (mua tại một số cửa hàng Việt nam, hoặc Châu Á, Taangrère)… Riêng các khuôn dùng để gói bánh do các bác Việt kiều tìm gỗ đóng giúp. Đây là khâu khá kỹ thuật vì các khuôn đều phải vuông vắn, có kích thước giống nhau, nhẹ và dễ sử dụng.
Các phóng viên cũng như trưởng các cơ quan đại diện, rồi phu nhân, phu quân của họ kể cả các cháu nhỏ đều rất hồ hởi tham gia các cộng việc chuẩn bị - đây là khâu lâu nhất chiếm khá nhiều thời gian như ngâm đỗ, ngâm gạo, rửa lá, lau là, cắt tỉa lá, chẽ lát hoặc tước lạt, xếp bánh vào nồi…
Theo chị Nga, một “chuyên gia” gói bánh từ 5 năm nay của “làng” báo chí Việt Nam tại Pháp, giá cả nguyên liệu thường đắt hơn rất nhiều so với ở Việt Nam, ví dụ lá dong 10,9 euro/kg (300.000-330.000 đồng/kg) và 1 kg lá chỉ gói được 7 cái bánh là tối đa ; gạo nếp 2,9 euro/kg (gần 80-90 đồng/kg) và đỗ xanh 1,5-2 ơ rô/kg (45.000-50.000 đồng/kg)…
Để có những cái bánh chưng dền, vừa đẹp lại vừa ngon, ngay từ khi ngâm gạo (10 giờ), đãi đỗ cũng đều phải rất cẩn thận và khâu xóc muối vào gạo và đỗ cũng phải rất vừa khẩu vị người ăn, rồi đến khâu luộc bánh, trông bánh, tính giờ để vớt bánh và ép bánh cũng phải “chuẩn” (khâu này thường do các anh đảm nhiệm). Vì không thể đầy đủ các phương tiện như ở Việt Nam, nên mọi dụng cụ thích hợp cho từng khâu đều được huy động. Tuy vậy, mỗi Tết chị gói trung bình 200-300 cái bánh chưng vừa là để ăn vừa là để làm quà tặng cho bà con Việt Kiều, bạn bè một số các cơ quan đại diện và đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Thông thường ngay từ trước ngày ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp hàng năm) các chị bắt đầu gói bánh.
Anh Phan Huy Thắng, trưởng đại diện Báo Nhân dân tại Pháp từ 7-8 năm nay cho biết trong thời gian chờ bánh chín anh em có thể tổ chức các trò chơi như chơi cờ tướng, chơi bài, đánh bóng bàn hay trò chuyện vui vẻ… Đặc biệt, mỗi khi nhận được những cái bánh chưng này nhân dịp Tết, bà con Việt Kiều đều rất vui, nhiều người mắt còn rưng rưng lệ vì được thưởng thức bánh chưng rất đặc trưng quê hương được gói và nấu một cách rất truyền thống do chính tay anh em báo chí làm, chứ không phải những cái bánh được làm sẵn, bán sẵn được buộc bắng dây nilon.
Bánh chưng của anh em báo chí gói cũng đã có “thương hiệu.” Nhiều bác Việt kiều cũng đã gọi điện nhờ gói giúp. Đây là một điều vô cùng thú vị ! mà khi ở Việt Nam chẳng mấy ai nghĩ đến vì bánh chưng được gói sẵn, bán sẵn khá phổ biến muốn ăn lúc nào có lúc đó. Sau đó anh chị em cùng thưởng thức các món ăn truyền thống của bữa cơm tất niên như canh măng khô, bóng nấu chân tẩy, miến, gà luộc, nộm, rau sống, bún…
Nhìn mâm cơm với đầy đủ các món truyền thống, được bày biện đẹp và rất vui mắt, lại được sống trong không khí ấm cúng, dù rằng cành đào được thay bằng hoa Tulip, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa lan hay nhiều loại hoa khác, nhưng nhiều người đều cảm nhận rằng dường như không phải mình đang sống và làm việc trên đất Pháp vậy.
Các hoạt động này không chỉ đã trở thành truyền thống làm vơi đi nỗi nhớ quên hương đất nước của mỗi thành viên các cơ quan đại diện báo chí Việt Nam tại Pháp, mà còn là cơ hội để tạo nên sự đoàn kết gắn bó mật thiết và không khí gia đình ấm cúng nơi đất khách mỗi khi Tết đến xuân về./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên (Vietnam+)