Ngày 20/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức giao ban tháng Bảy về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung vào các vấn đề liên quan tới xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm, hoạt động kiểm soát giết mổ cũng như hoàn thiện các cơ sở pháp lý thực hiện Luật An toàn thực phẩm.
Đối với hoạt động kiểm soát giết mổ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đánh giá, dù các đơn vị đã triển khai trong thời gian khá dài nhưng vẫn không có nhiều biến chuyển tích cực, số cơ sở giết mổ gia súc gia cầm loại C vẫn chiếm tỷ lệ cao (hơn 53%). Cả nước hiện còn sáu tỉnh chưa triển khai xây dựng đề án quy hoạch giết mổ (Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Cạn và Bắc Giang); 19 tỉnh đang xây dựng đề án và chưa được phê duyệt.
Ông Cao Đức Phát yêu cầu, các đơn vị xây dựng lại lực lượng cùng các địa phương triển khai trên thực tiễn; tăng cường trách nhiệm hơn nữa đối với đội ngũ cán bộ thú y, phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong công tác kiểm dịch nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất.
Bộ Nông nghiệp đang xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ động vật; quản lý giết mổ, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm," nhằm chấn chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ trên toàn quốc.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương thống nhất các mức tồn dư tối đa đối với một số hoạt chất trong thực phẩm để chủ động phòng ngừa ngay từ khâu đầu tiên.
Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện bước đầu được kiểm soát, từ đầu tháng Sáu tới nay không phát hiện mới về các mẫu dương tính trong nước tiểu gia súc và các sản phẩm thực phẩm. Mặc dù vậy, chất cấm (phần lớn là Salbutamol) vẫn đang tồn tại trong một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung, hoặc nguyên liệu, do đó các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm soát./.
Đối với hoạt động kiểm soát giết mổ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đánh giá, dù các đơn vị đã triển khai trong thời gian khá dài nhưng vẫn không có nhiều biến chuyển tích cực, số cơ sở giết mổ gia súc gia cầm loại C vẫn chiếm tỷ lệ cao (hơn 53%). Cả nước hiện còn sáu tỉnh chưa triển khai xây dựng đề án quy hoạch giết mổ (Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Cạn và Bắc Giang); 19 tỉnh đang xây dựng đề án và chưa được phê duyệt.
Ông Cao Đức Phát yêu cầu, các đơn vị xây dựng lại lực lượng cùng các địa phương triển khai trên thực tiễn; tăng cường trách nhiệm hơn nữa đối với đội ngũ cán bộ thú y, phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong công tác kiểm dịch nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất.
Bộ Nông nghiệp đang xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ động vật; quản lý giết mổ, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm," nhằm chấn chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ trên toàn quốc.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương thống nhất các mức tồn dư tối đa đối với một số hoạt chất trong thực phẩm để chủ động phòng ngừa ngay từ khâu đầu tiên.
Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện bước đầu được kiểm soát, từ đầu tháng Sáu tới nay không phát hiện mới về các mẫu dương tính trong nước tiểu gia súc và các sản phẩm thực phẩm. Mặc dù vậy, chất cấm (phần lớn là Salbutamol) vẫn đang tồn tại trong một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung, hoặc nguyên liệu, do đó các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm soát./.
Hoàng Tùng (TTXVN)