Tỉnh An Giang thống nhất phân công phân nhiệm triển khai kế hoạch việc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong đó, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tổ chức lấy ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để tham gia đóng góp ý kiến. Trong buổi lấy ý kiến ở cấp huyện có mời đại diện cử tri của điạ phương tham dự.
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức lấy ý kiến trong khối Nhà nước của Ủy ban, Khối chính quyền và các cơ quan tư pháp cấp tỉnh.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang có các buổi lấy ý kiến của giới nhân sỹ, trí thức, tôn giáo, dân tộc, những người đã kinh qua các hoạt động của mặt trận, khối pháp luật và lấy ý kiến của các thành viên của Mặt trận.
Tại Quảng Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về từng câu, chữ ở các điều, mục nhỏ nhằm xây dựng Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoàn chỉnh, chặt chẽ.
Ngày 28/1, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tổ chức kỳ họp chuyên đề về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia kỳ họp còn có Đoàn Đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Tỉnh Hòa Bình chỉ đạo ngay sau hội nghị này, các sở, ngành, huyện thị khẩn trương tổ chức lấy ý kiến cán bộ và nhân dân, coi việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Cùng ngày, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tỉnh chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng góp ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến với các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, huyện, thành phố Buôn Ma Thuột ngoài việc đưa tin, bài, phóng sự, phản ảnh kịp thời ý kiến thảo luận, đóng góp của các tầng lớp nhân dân còn mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thêm thời lượng bằng tiếng dân tộc Êđê, M’nông để đồng bào đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các ý kiến đóng được tỉnh Đắk Lắk tổng hợp đầy đủ, hệ thống, chính xác, trung thực và đảm bảo tiến độ đề ra.
Cũng trong ngày 28/1, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và phổ biến những nội dung của dự thảo tới đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Hà Nam cũng yêu cầu tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để người dân trong tỉnh hiểu rõ, nắm rõ được các nội dung, kế hoạch, yêu cầu của dự thảo; các cấp ủy phải đưa hoạt động góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào nội dung sinh hoạt chi bộ; cán bộ, đảng viên phải làm gương để nhân dân cùng tham gia.
Cơ quan công an, quân sự phối hợp chặt chẽ, đề phòng, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tổ giúp việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Hiến pháp năm 1992 nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổng hợp ý kiến nhân dân một cách đầy đủ, khách quan, trung thực, đảm bảo tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm./.
Trong đó, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tổ chức lấy ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để tham gia đóng góp ý kiến. Trong buổi lấy ý kiến ở cấp huyện có mời đại diện cử tri của điạ phương tham dự.
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức lấy ý kiến trong khối Nhà nước của Ủy ban, Khối chính quyền và các cơ quan tư pháp cấp tỉnh.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang có các buổi lấy ý kiến của giới nhân sỹ, trí thức, tôn giáo, dân tộc, những người đã kinh qua các hoạt động của mặt trận, khối pháp luật và lấy ý kiến của các thành viên của Mặt trận.
Tại Quảng Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về từng câu, chữ ở các điều, mục nhỏ nhằm xây dựng Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoàn chỉnh, chặt chẽ.
Ngày 28/1, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tổ chức kỳ họp chuyên đề về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia kỳ họp còn có Đoàn Đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Tỉnh Hòa Bình chỉ đạo ngay sau hội nghị này, các sở, ngành, huyện thị khẩn trương tổ chức lấy ý kiến cán bộ và nhân dân, coi việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Cùng ngày, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tỉnh chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng góp ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến với các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, huyện, thành phố Buôn Ma Thuột ngoài việc đưa tin, bài, phóng sự, phản ảnh kịp thời ý kiến thảo luận, đóng góp của các tầng lớp nhân dân còn mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thêm thời lượng bằng tiếng dân tộc Êđê, M’nông để đồng bào đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các ý kiến đóng được tỉnh Đắk Lắk tổng hợp đầy đủ, hệ thống, chính xác, trung thực và đảm bảo tiến độ đề ra.
Cũng trong ngày 28/1, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và phổ biến những nội dung của dự thảo tới đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Hà Nam cũng yêu cầu tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để người dân trong tỉnh hiểu rõ, nắm rõ được các nội dung, kế hoạch, yêu cầu của dự thảo; các cấp ủy phải đưa hoạt động góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào nội dung sinh hoạt chi bộ; cán bộ, đảng viên phải làm gương để nhân dân cùng tham gia.
Cơ quan công an, quân sự phối hợp chặt chẽ, đề phòng, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tổ giúp việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Hiến pháp năm 1992 nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổng hợp ý kiến nhân dân một cách đầy đủ, khách quan, trung thực, đảm bảo tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm./.
(TTXVN)