Ngày 17/3, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đến thời điểm này, đã có sáu đơn vị ký kết tài trợ chính thức cho Festival Huế 2010 với số tiền 6 tỷ đồng.
Nhiều đơn vị truyền thông, báo chí cũng tham gia bảo trợ thông tin cho Festival Huế 2010.
Festival Huế 2010 với chủ đề "Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển," hướng đến kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Hà Nội-Huế-Sài Gòn sẽ được tổ chức trong chín ngày đêm (từ ngày 5/6 đến 13/6).
Năm nay, Festival Huế là nơi gặp gỡ các cố đô, điểm hẹn của di sản văn hóa thế giới, với các chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc Việt Nam, văn hóa Huế, các lễ hội cung đình và lễ hội dân gian độc đáo, gắn kết hài hòa với các chương trình biểu diễn của hàng chục đoàn nghệ thuật và hàng trăm nghệ sĩ đến từ năm châu lục.
Nếu năm 2000, Festival Huế lần đầu được tổ chức chỉ có sự tham gia của Việt Nam và Pháp thì đến thời điểm hiện nay đã có 31 quốc gia đăng ký tham gia với tổng số hơn 40 nhóm nghệ sĩ và đoàn nghệ thuật, bao gồm Pháp, Anh, Bỉ, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sỹ... với nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật như ca múa nhạc, xiếc, sân khấu, nghệ thuật đường phố, nghệ thuật sắp đặt, rối, điện ảnh, triển lãm.
Không chỉ ở phạm vi thành phố Huế, các đoàn nghệ thuật quốc tế sẽ có những chương trình biểu diễn tại các sân khấu nông thôn thuộc các địa bàn lân cận.
Nhiều chương trình lễ hội có quy mô lớn, độc đáo và hoành tráng đang được tích cực chuẩn bị như Lễ khai mạc và bế mạc, Lễ hội áo dài, Lễ tế Giao, Đêm Phương Đông, Vẻ đẹp Việt 2 với tên gọi "Đồng vọng sông Ngân."
Bên cạnh đó có còn các chương trình khác như Festival dành cho thiếu nhi "Những khối vương mùa Hạ," Festival thơ Huế, hội thảo khoa học, triển lãm, trưng bày tranh trên lòng câu Trường Tiền của hàng trăm hoạ sĩ và sinh viên mỹ thuật với chủ đề "Từ Cố đô Thăng Long đến Cố đô Huế"./.
Nhiều đơn vị truyền thông, báo chí cũng tham gia bảo trợ thông tin cho Festival Huế 2010.
Festival Huế 2010 với chủ đề "Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển," hướng đến kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Hà Nội-Huế-Sài Gòn sẽ được tổ chức trong chín ngày đêm (từ ngày 5/6 đến 13/6).
Năm nay, Festival Huế là nơi gặp gỡ các cố đô, điểm hẹn của di sản văn hóa thế giới, với các chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc Việt Nam, văn hóa Huế, các lễ hội cung đình và lễ hội dân gian độc đáo, gắn kết hài hòa với các chương trình biểu diễn của hàng chục đoàn nghệ thuật và hàng trăm nghệ sĩ đến từ năm châu lục.
Nếu năm 2000, Festival Huế lần đầu được tổ chức chỉ có sự tham gia của Việt Nam và Pháp thì đến thời điểm hiện nay đã có 31 quốc gia đăng ký tham gia với tổng số hơn 40 nhóm nghệ sĩ và đoàn nghệ thuật, bao gồm Pháp, Anh, Bỉ, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sỹ... với nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật như ca múa nhạc, xiếc, sân khấu, nghệ thuật đường phố, nghệ thuật sắp đặt, rối, điện ảnh, triển lãm.
Không chỉ ở phạm vi thành phố Huế, các đoàn nghệ thuật quốc tế sẽ có những chương trình biểu diễn tại các sân khấu nông thôn thuộc các địa bàn lân cận.
Nhiều chương trình lễ hội có quy mô lớn, độc đáo và hoành tráng đang được tích cực chuẩn bị như Lễ khai mạc và bế mạc, Lễ hội áo dài, Lễ tế Giao, Đêm Phương Đông, Vẻ đẹp Việt 2 với tên gọi "Đồng vọng sông Ngân."
Bên cạnh đó có còn các chương trình khác như Festival dành cho thiếu nhi "Những khối vương mùa Hạ," Festival thơ Huế, hội thảo khoa học, triển lãm, trưng bày tranh trên lòng câu Trường Tiền của hàng trăm hoạ sĩ và sinh viên mỹ thuật với chủ đề "Từ Cố đô Thăng Long đến Cố đô Huế"./.
Quốc Việt (Vietnam+)