Nhà lập pháp Italy, Leonardo Domenici, dự định đề xuất ban hành luật cấm công bố mức xếp hạng tín nhiệm nợ công đối với những nước "không khiến" họ công bố.
Tuy chưa biết thực tế lệnh cấm sẽ được thực hiện như thế nào, nhưng theo đề nghị, luật đó sẽ chỉ được áp dụng đối với các nước Liên minh châu Âu (EU), chứ không phải các thị trường tài chính bên ngoài EU.
Giới phân tích cho rằng những nỗ lực đưa đề xuất trên vào luật EU có thể sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà đầu tư thường sử dụng mức đánh giá tín nhiệm khi đưa ra quyết định mua hay bán trái phiếu.
Lâu nay, các chính trị gia vẫn chỉ trích các hãng xếp hạng tín nhiệm về việc đã hạ mức đánh giá đối với các nước châu Âu đang gặp khó khăn vào những thời điểm nhạy cảm của cuộc khủng hoảng nợ ở châu lục này.
Năm 2011, Michel Barnier, Ủy viên EU phụ trách vấn đề quy định tài chính, đã đưa ra đề xuất nhằm sửa đổi quy định đối với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, ý tưởng ngăn chặn các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đưa ra đánh giá về các nước đã được dỡ bỏ trước khi dự thảo luật được trình lên Nghị viện châu Âu.
Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm như Standard & Poor's và Moody's thường được các bên phát hành trái phiếu như các công ty và chính phủ trả tiền để họ đưa ra các đánh giá về mức độ tín nhiệm.
Tuy nhiên, đôi khi các cơ quan này đưa ra đánh giá kể cả khi các công ty hay chính phủ không yêu cầu.
Việc ngăn cản các hãng xếp hạng tín nhiệm đưa ra đánh giá sẽ gây nhiều tranh cãi. Cũng có thể 27 nước thành viên EU sẽ không nhất trí thông qua đề xuất này. Hơn nữa, con đường từ thảo luận đề xuất tới chỗ đưa nó thành luật là khá dài. Bản dự thảo luật đầu tiên sẽ do Ủy ban châu Âu thảo ra, sau đó Nghị viện châu Âu và các nước EU có thể viết lại bản dự thảo./.
Tuy chưa biết thực tế lệnh cấm sẽ được thực hiện như thế nào, nhưng theo đề nghị, luật đó sẽ chỉ được áp dụng đối với các nước Liên minh châu Âu (EU), chứ không phải các thị trường tài chính bên ngoài EU.
Giới phân tích cho rằng những nỗ lực đưa đề xuất trên vào luật EU có thể sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà đầu tư thường sử dụng mức đánh giá tín nhiệm khi đưa ra quyết định mua hay bán trái phiếu.
Lâu nay, các chính trị gia vẫn chỉ trích các hãng xếp hạng tín nhiệm về việc đã hạ mức đánh giá đối với các nước châu Âu đang gặp khó khăn vào những thời điểm nhạy cảm của cuộc khủng hoảng nợ ở châu lục này.
Năm 2011, Michel Barnier, Ủy viên EU phụ trách vấn đề quy định tài chính, đã đưa ra đề xuất nhằm sửa đổi quy định đối với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, ý tưởng ngăn chặn các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đưa ra đánh giá về các nước đã được dỡ bỏ trước khi dự thảo luật được trình lên Nghị viện châu Âu.
Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm như Standard & Poor's và Moody's thường được các bên phát hành trái phiếu như các công ty và chính phủ trả tiền để họ đưa ra các đánh giá về mức độ tín nhiệm.
Tuy nhiên, đôi khi các cơ quan này đưa ra đánh giá kể cả khi các công ty hay chính phủ không yêu cầu.
Việc ngăn cản các hãng xếp hạng tín nhiệm đưa ra đánh giá sẽ gây nhiều tranh cãi. Cũng có thể 27 nước thành viên EU sẽ không nhất trí thông qua đề xuất này. Hơn nữa, con đường từ thảo luận đề xuất tới chỗ đưa nó thành luật là khá dài. Bản dự thảo luật đầu tiên sẽ do Ủy ban châu Âu thảo ra, sau đó Nghị viện châu Âu và các nước EU có thể viết lại bản dự thảo./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)