Với hàng loạt các hoạt động, sự kiện diễn ra vào mùa Xuân như lễ hội chùa Bái Đính, nghênh rước Ngọc xá lợi Phật, Chương trình 1.000 doanh nhân về dâng hương tưởng nhớ các Vua Đinh-Lê-Lý và tham gia cầu an tại chùa Bái Đính đã có hàng vạn du khách đến Ninh Bình trong dịp này.
Lượng khách tăng đột biến, phương tiện tham gia giao thông gia tăng làm nghẽn cục bộ ở những tuyến đường hẹp và các hàng ăn, nhà nghỉ luôn quá tải dù đã có phương án dự phòng.
Nhiều du khách “chậm chân” khi ra về vẫn luyến tiếc vì vẫn chưa được thưởng thức sản vật thiên nhiên “dê núi” và nếm trải cảm giác dai mà ngậy với hương thơm đặc trưng của thịt dê - chỉ có ở vùng núi đá vôi Ninh Bình.
Khảo sát trên địa bàn Cố đô Hoa Lư, các nhà hàng “Cơm cháy-Dê núi-Gà đồi” trong những ngày cao điểm đều đã báo “cháy”, các quán nhỏ cũng lấp đầy khách. Đoạn từ thành phố Ninh Bình tới khu du lịch sinh thái Tràng An (Hoa Lư), các nhà hàng ăn hai bên đường đều kín chỗ, đoàn này chưa kịp ra thì đoàn khách khác đã vào, mặc dù có những nơi như Ninh Xuân Hoa Lư nhiều quán ăn liền kề nhau.
“Với lượng khách tăng đột biến, tuy nhà hàng đã phải đặt thêm thực phẩm chủ yếu là dê núi và gà đồi, thuê thêm nhân viên phục vụ nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu, nhiều hôm do không chuẩn bị kịp hoặc quá đông không bố trí được chỗ ngồi đành cáo lỗi với các “thượng đế,” chủ nhà hàng Cơm Quê Ninh Xuân Hoa Lư cho biết.
Đặc biệt, gần các khu, điểm du lịch nơi diễn ra các hoạt động lễ hội, các “thượng đế” cũng phải xếp hàng “chờ ăn”. Đoạn đường từ Cầu Đen, Gia Sinh đến chùa Bái Đính có tới hơn chục nhà hàng, quán bia hơi giải khát, cơm bình dân, tất cả các quán đều chật ních, nhiều du khách đã phải chấp nhận ngồi đợi vì hết chỗ.
Tại nhà hàng Mai Trang đã quá trưa nhưng các đoàn khách vẫn tấp nập, hơn 10 chiếc xe khách vây kín bãi sân, lượng khách lớn khiến nhà hàng phải sắp bàn ăn ra sát đường mà vẫn không đáp ứng hết được nhu cầu của khách.
Không chỉ hàng ăn, các khách sạn, nhà nghỉ ở Ninh Bình vào những ngày cao điểm cũng “cháy” nặng. “Có những đoàn khách cả vài chục người đi lễ, mải du xuân nửa đêm mới về thuê phòng, nhìn lũ trẻ con ngủ vật ngủ vạ trên xe trông tội lắm nhưng khách sạn đã kín chỗ trước đó một tuần,” chị Mai quản lý khách sạn Trường Yên cho biết.
Nhiều đoàn khách đã phải xuống tận thị xã Tam Điệp hoặc chấp nhận rời Ninh Bình trong đêm do không thuê được phòng trong trung tâm thành phố.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, lúc cao điểm có tới 50.000-60.000 lượt khách về dâng hương tại các khu di tích lịch sử, lễ Phật, vãn cảnh chùa Bái Đính và hàng vạn du khách về Ninh Bình chiêm bái Ngọc xá lợi cũng như tham gia lễ cầu quốc thái dân an... trong khi toàn tỉnh mới chỉ có gần 110 cơ sở lưu trú, gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng một lượng khách lớn.
Hiện nay, nhiều dự án nhà hàng, khách sạn sắp hoàn thành, hi vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ của các đoàn khách về tham dự các sự kiện lớn trong thời gian tới đây./.
Lượng khách tăng đột biến, phương tiện tham gia giao thông gia tăng làm nghẽn cục bộ ở những tuyến đường hẹp và các hàng ăn, nhà nghỉ luôn quá tải dù đã có phương án dự phòng.
Nhiều du khách “chậm chân” khi ra về vẫn luyến tiếc vì vẫn chưa được thưởng thức sản vật thiên nhiên “dê núi” và nếm trải cảm giác dai mà ngậy với hương thơm đặc trưng của thịt dê - chỉ có ở vùng núi đá vôi Ninh Bình.
Khảo sát trên địa bàn Cố đô Hoa Lư, các nhà hàng “Cơm cháy-Dê núi-Gà đồi” trong những ngày cao điểm đều đã báo “cháy”, các quán nhỏ cũng lấp đầy khách. Đoạn từ thành phố Ninh Bình tới khu du lịch sinh thái Tràng An (Hoa Lư), các nhà hàng ăn hai bên đường đều kín chỗ, đoàn này chưa kịp ra thì đoàn khách khác đã vào, mặc dù có những nơi như Ninh Xuân Hoa Lư nhiều quán ăn liền kề nhau.
“Với lượng khách tăng đột biến, tuy nhà hàng đã phải đặt thêm thực phẩm chủ yếu là dê núi và gà đồi, thuê thêm nhân viên phục vụ nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu, nhiều hôm do không chuẩn bị kịp hoặc quá đông không bố trí được chỗ ngồi đành cáo lỗi với các “thượng đế,” chủ nhà hàng Cơm Quê Ninh Xuân Hoa Lư cho biết.
Đặc biệt, gần các khu, điểm du lịch nơi diễn ra các hoạt động lễ hội, các “thượng đế” cũng phải xếp hàng “chờ ăn”. Đoạn đường từ Cầu Đen, Gia Sinh đến chùa Bái Đính có tới hơn chục nhà hàng, quán bia hơi giải khát, cơm bình dân, tất cả các quán đều chật ních, nhiều du khách đã phải chấp nhận ngồi đợi vì hết chỗ.
Tại nhà hàng Mai Trang đã quá trưa nhưng các đoàn khách vẫn tấp nập, hơn 10 chiếc xe khách vây kín bãi sân, lượng khách lớn khiến nhà hàng phải sắp bàn ăn ra sát đường mà vẫn không đáp ứng hết được nhu cầu của khách.
Không chỉ hàng ăn, các khách sạn, nhà nghỉ ở Ninh Bình vào những ngày cao điểm cũng “cháy” nặng. “Có những đoàn khách cả vài chục người đi lễ, mải du xuân nửa đêm mới về thuê phòng, nhìn lũ trẻ con ngủ vật ngủ vạ trên xe trông tội lắm nhưng khách sạn đã kín chỗ trước đó một tuần,” chị Mai quản lý khách sạn Trường Yên cho biết.
Nhiều đoàn khách đã phải xuống tận thị xã Tam Điệp hoặc chấp nhận rời Ninh Bình trong đêm do không thuê được phòng trong trung tâm thành phố.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, lúc cao điểm có tới 50.000-60.000 lượt khách về dâng hương tại các khu di tích lịch sử, lễ Phật, vãn cảnh chùa Bái Đính và hàng vạn du khách về Ninh Bình chiêm bái Ngọc xá lợi cũng như tham gia lễ cầu quốc thái dân an... trong khi toàn tỉnh mới chỉ có gần 110 cơ sở lưu trú, gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng một lượng khách lớn.
Hiện nay, nhiều dự án nhà hàng, khách sạn sắp hoàn thành, hi vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ của các đoàn khách về tham dự các sự kiện lớn trong thời gian tới đây./.
Vũ Văn Đạt (Vietnam+)