Tháng Chín này, các nền kinh tế đầu tàu của thế giới là Mỹ và Nhật Bản đã quyết định nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước còn yếu, không chỉ vì những tác động đến từ bên ngoài và còn vì những yếu tố nội tại.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng có thể sẽ hành động quyết liệt hơn trong vấn đề thúc đẩy tăng trưởng, khi những biện pháp đã thực hiện thời gian qua dường như không mang lại nhiều kết quả.
FED tung "đòn" QE3
Sau nhiều đồn đoán trong một thời gian dài trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao dai dẳng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cuối cùng đã quyết định thực hiện chương trình nới lỏng định lượng lần ba (QE3), nhằm bơm vào thị trường tối thiểu 85 tỷ USD từ nay đến cuối năm.
Mục tiêu của FED là tiếp tục giữ tỷ lệ lãi suất ở mức gần như bằng 0% cho tới giữa năm 2015 thay vì cuối năm 2014 như kế hoạch trước đây. Bằng việc tiếp tục giữ mức lãi suất siêu thấp này, FED hy vọng sẽ kích thích chi tiêu tiêu dùng, qua đó tạo điều kiện cho các công ty tuyển thêm nhân công nhằm cải thiện thị trường lao động vẫn còn đang khá căng thẳng hiện nay và vực dậy thị trường nhà đất đang trì trệ.
Khác với hai QE trước, chương trình mua trái phiếu lần này của FED gắn trực tiếp với các điều kiện của nền kinh tế, hay nói cách khác, QE3 không có kỳ hạn rõ ràng. FED không đặt ra thời hạn chót cho các giao dịch mua chứng khoán mới mà sẽ thực hiện đến khi nào thị trường lao động được cải thiện đáng kể và sẽ kết hợp với các công cụ chính sách khác để thúc đẩy nền kinh tế.
Ngoài ra, FED cũng tuyên bố cuộc chiến tổng lực sẽ không dừng lại cho đến khi lạm phát chạm mốc 3% hoặc tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 7%. Cùng với quyết định sẽ giữ nguyên lãi suất siêu thấp, từ 0-0,25%, đích cuối cùng mà FED hướng đến là nhịp độ tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ đạt 3% trong năm 2013 và 3,8% vào năm 2014 thay vì 2,8% và 3,5% như dự báo trước đó.
Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng trong ba năm qua kể từ sau cuộc suy thoái năm 2007-2009, song nhịp độ đang giảm dần. GDP trong quý II/2012 của Mỹ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2011, song vẫn trong tình trạng "ì ạch."
Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ở mức chậm nhất kể từ quý 3/2011 và dự kiến vẫn còn yếu trong quý III/2012. Trong khi đó, số việc làm mới mà kinh tế nước này tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 8 vừa qua chỉ là 96.000, trong khi con số đã được điều chỉnh giảm của tháng Bảy là 141.000. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 8,3% xuống 8,1%, bởi một lý do duy nhất là có tới 368.000 người Mỹ đã thôi không tìm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức trên 8% tháng thứ 43 liên tiếp, giai đoạn dài nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào đầu những năm 30 của Thế kỷ trước.
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế hiện đang lo ngại về cái được gọi là "vách đá tài khóa" ở Mỹ, tức việc ngừng miễn giảm thuế và tiến hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu trị giá 500 tỷ USD hoặc hơn vào năm tới, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đáng kể cũng như việc khủng hoảng nợ kéo dài ở châu Âu sẽ khiến các doanh nghiệp thận trọng trong việc thuê nhân công. Thậm chí, Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ cảnh báo các chính sách tài chính nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách dự kiến có hiệu lực vào đầu năm tới sẽ khiến nền kinh tế hàng đầu thế giới này có thể rơi vào suy thoái trở lại, đồng thời đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
BoJ cũng tiếp tục bơm tiền
Tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản, Ngân hàng trung ương nước này (BoJ) cũng vừa quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa, nhằm hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế. BoJ thông báo sẽ mở rộng quy mô chương trình mua tài sản từ 70.000 tỷ yen lên 80.000 tỷ yen, trong khi duy trì lãi suất ở các mức thấp kỷ lục là từ 0-0,1%, nhằm tạo thanh khoản cho các thị trường, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm yếu đồng yên, thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, từng được thúc đẩy nhờ nhu cầu tái thiết từ trận động đất và sóng thần hồi năm ngoái, đã có dấu hiệu chững lại. GDP của nước này trong quý 2/2012 tăng 0,3% so với quý trước, đánh dấu quý tăng trưởng thứ tư liên tiếp, song thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 0,7% của thị trường và mức tăng kỷ lục 1,3% trong quý trước. Nguyên nhân của tình trạng này là do tiêu dùng trong nước yếu đi trong khi xuất khẩu giảm sút trước tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, kinh tế toàn cầu bấp bênh và đồng yên mạnh làm giảm sức cạnh tranh của Nhật Bản trong lĩnh vực xuất khẩu.
Tiêu dùng cá nhân ở Nhật Bản tăng trưởng 0,1% trong quý II, chậm lại đáng kể so với mức tăng 1,2% trong quý trước đó. Trong 6 tháng đầu năm nay, Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục 2.915,8 tỷ yen (37,3 tỷ USD), mức lớn nhất kể từ năm 1979, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao và xuất khẩu sang các thị trường lớn sụt giảm, gây sức ép lên nền kinh tế này.
Trong nửa đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 35.511,3 tỷ yen, trong khi xuất khẩu chỉ tăng 1,5% lên 32.597,6 tỷ yen. Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng Bảy tăng lên mức cao chưa từng có là 517,4 tỷ yen và trong tháng 8 là 754,1 tỷ yen. Trong tháng Tám, xuất khẩu giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng giảm thứ ba liên tiếp, còn nhập khẩu giảm 5,4%, mức giảm mạnh nhất kể tháng 12/2009.
Một dấu hiệu khác cho thấy tình hình bất ổn ở bên ngoài đang tác động tiêu cực tới đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản là sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 7/2012 giảm 1,2% so với tháng trước đó và là lần giảm đầu tiên trong 2 tháng. Chỉ số sản lượng của các nhà máy và mỏ của Nhật Bản ở mức 91,5 điểm, so với mức cơ bản 100 điểm của năm 2005, trong khi chỉ số xuất xưởng hàng công nghiệp giảm 3,6% xuống còn 90,8 điểm, chỉ số hàng tồn kho tăng 2,8% lên 110,5 điểm. Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản có thể chỉ tăng nhẹ trong tháng Tám, trước khi giảm trong tháng Chín, làm tăng khả năng nền kinh tế sẽ suy giảm trong quý 3.
Kinh tế Trung Quốc cần liều kích thích mới
Những số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc đang suy giảm, do đó, người ta cho rằng Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ phải hành động nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốc độ tăng trưởng.
Một số nhà kinh tế lo ngại rằng nếu không có những biện pháp kích thích kinh tế mới, Trung Quốc có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm 2012, so với mức tăng 9,3% của năm 2011 và 10,4% của năm 2010. Tăng trưởng GDP của nước này trong quý II chỉ đạt 7,6%, mức thấp nhất trong 3 năm qua và là quý sụt giảm thứ sáu liên tiếp.
Trong tháng Tám, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các nhà máy tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, chỉ còn 8,9% từ mức 9,2% trước đó.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn mục tiêu đề ra hồi đầu năm nay là duy trì mức tăng trưởng kim ngạch ngoại thương ở mức 10% trong năm 2012. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Tám tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2011 lên 178 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 2,6% trong cùng tháng xuống 151,3 tỷ USD, đưa thặng dư thương mại tăng lên 26,7 tỷ USD.
Bất chấp thặng dư thương mại tăng, những con số trên là một tin xấu đối với nền kinh tế mà xuất khẩu đóng góp tới 25% GDP và tạo việc làm cho khoảng 200 triệu người như Trung Quốc, và nhập khẩu giảm cũng là một hiện tượng không bình thường và là hồi chuông báo động cho Chính phủ, khi cho thấy nhu cầu nội địa đang yếu đi.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hồi đầu tháng Chín, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ xuất, nhập khẩu đi xuống và tăng trưởng nội địa thiếu cân bằng là những thách thức lớn đối với sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc.
Trong năm nay, Trung Quốc đã tiến hành một số biện pháp kích thích kinh tế như hạ lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, song rõ ràng là các biện pháp này cho đến nay chưa có tác động đến tăng trưởng.
Hiện nay, Trung Quốc không muốn lặp lại những sai lầm của 4 năm trước, nhưng với nhịp độ suy giảm kinh tế như hiện nay, nước này không có lựa chọn và để thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ Trung Quốc hiện ưu tiên nhiều hơn cho những công cụ hỗ trợ khác như kích thích tài khóa, mà cụ thể là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nước này vừa qua đã thông qua 55 dự án cơ sở hạ tầng với trị giá lên đến trên 1.000 tỷ Nhân dân tệ (157 tỷ USD)./.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng có thể sẽ hành động quyết liệt hơn trong vấn đề thúc đẩy tăng trưởng, khi những biện pháp đã thực hiện thời gian qua dường như không mang lại nhiều kết quả.
FED tung "đòn" QE3
Sau nhiều đồn đoán trong một thời gian dài trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao dai dẳng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cuối cùng đã quyết định thực hiện chương trình nới lỏng định lượng lần ba (QE3), nhằm bơm vào thị trường tối thiểu 85 tỷ USD từ nay đến cuối năm.
Mục tiêu của FED là tiếp tục giữ tỷ lệ lãi suất ở mức gần như bằng 0% cho tới giữa năm 2015 thay vì cuối năm 2014 như kế hoạch trước đây. Bằng việc tiếp tục giữ mức lãi suất siêu thấp này, FED hy vọng sẽ kích thích chi tiêu tiêu dùng, qua đó tạo điều kiện cho các công ty tuyển thêm nhân công nhằm cải thiện thị trường lao động vẫn còn đang khá căng thẳng hiện nay và vực dậy thị trường nhà đất đang trì trệ.
Khác với hai QE trước, chương trình mua trái phiếu lần này của FED gắn trực tiếp với các điều kiện của nền kinh tế, hay nói cách khác, QE3 không có kỳ hạn rõ ràng. FED không đặt ra thời hạn chót cho các giao dịch mua chứng khoán mới mà sẽ thực hiện đến khi nào thị trường lao động được cải thiện đáng kể và sẽ kết hợp với các công cụ chính sách khác để thúc đẩy nền kinh tế.
Ngoài ra, FED cũng tuyên bố cuộc chiến tổng lực sẽ không dừng lại cho đến khi lạm phát chạm mốc 3% hoặc tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 7%. Cùng với quyết định sẽ giữ nguyên lãi suất siêu thấp, từ 0-0,25%, đích cuối cùng mà FED hướng đến là nhịp độ tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ đạt 3% trong năm 2013 và 3,8% vào năm 2014 thay vì 2,8% và 3,5% như dự báo trước đó.
Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng trong ba năm qua kể từ sau cuộc suy thoái năm 2007-2009, song nhịp độ đang giảm dần. GDP trong quý II/2012 của Mỹ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2011, song vẫn trong tình trạng "ì ạch."
Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ở mức chậm nhất kể từ quý 3/2011 và dự kiến vẫn còn yếu trong quý III/2012. Trong khi đó, số việc làm mới mà kinh tế nước này tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 8 vừa qua chỉ là 96.000, trong khi con số đã được điều chỉnh giảm của tháng Bảy là 141.000. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 8,3% xuống 8,1%, bởi một lý do duy nhất là có tới 368.000 người Mỹ đã thôi không tìm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức trên 8% tháng thứ 43 liên tiếp, giai đoạn dài nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào đầu những năm 30 của Thế kỷ trước.
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế hiện đang lo ngại về cái được gọi là "vách đá tài khóa" ở Mỹ, tức việc ngừng miễn giảm thuế và tiến hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu trị giá 500 tỷ USD hoặc hơn vào năm tới, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đáng kể cũng như việc khủng hoảng nợ kéo dài ở châu Âu sẽ khiến các doanh nghiệp thận trọng trong việc thuê nhân công. Thậm chí, Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ cảnh báo các chính sách tài chính nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách dự kiến có hiệu lực vào đầu năm tới sẽ khiến nền kinh tế hàng đầu thế giới này có thể rơi vào suy thoái trở lại, đồng thời đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
BoJ cũng tiếp tục bơm tiền
Tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản, Ngân hàng trung ương nước này (BoJ) cũng vừa quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa, nhằm hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế. BoJ thông báo sẽ mở rộng quy mô chương trình mua tài sản từ 70.000 tỷ yen lên 80.000 tỷ yen, trong khi duy trì lãi suất ở các mức thấp kỷ lục là từ 0-0,1%, nhằm tạo thanh khoản cho các thị trường, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm yếu đồng yên, thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, từng được thúc đẩy nhờ nhu cầu tái thiết từ trận động đất và sóng thần hồi năm ngoái, đã có dấu hiệu chững lại. GDP của nước này trong quý 2/2012 tăng 0,3% so với quý trước, đánh dấu quý tăng trưởng thứ tư liên tiếp, song thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 0,7% của thị trường và mức tăng kỷ lục 1,3% trong quý trước. Nguyên nhân của tình trạng này là do tiêu dùng trong nước yếu đi trong khi xuất khẩu giảm sút trước tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, kinh tế toàn cầu bấp bênh và đồng yên mạnh làm giảm sức cạnh tranh của Nhật Bản trong lĩnh vực xuất khẩu.
Tiêu dùng cá nhân ở Nhật Bản tăng trưởng 0,1% trong quý II, chậm lại đáng kể so với mức tăng 1,2% trong quý trước đó. Trong 6 tháng đầu năm nay, Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục 2.915,8 tỷ yen (37,3 tỷ USD), mức lớn nhất kể từ năm 1979, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao và xuất khẩu sang các thị trường lớn sụt giảm, gây sức ép lên nền kinh tế này.
Trong nửa đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 35.511,3 tỷ yen, trong khi xuất khẩu chỉ tăng 1,5% lên 32.597,6 tỷ yen. Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng Bảy tăng lên mức cao chưa từng có là 517,4 tỷ yen và trong tháng 8 là 754,1 tỷ yen. Trong tháng Tám, xuất khẩu giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng giảm thứ ba liên tiếp, còn nhập khẩu giảm 5,4%, mức giảm mạnh nhất kể tháng 12/2009.
Một dấu hiệu khác cho thấy tình hình bất ổn ở bên ngoài đang tác động tiêu cực tới đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản là sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 7/2012 giảm 1,2% so với tháng trước đó và là lần giảm đầu tiên trong 2 tháng. Chỉ số sản lượng của các nhà máy và mỏ của Nhật Bản ở mức 91,5 điểm, so với mức cơ bản 100 điểm của năm 2005, trong khi chỉ số xuất xưởng hàng công nghiệp giảm 3,6% xuống còn 90,8 điểm, chỉ số hàng tồn kho tăng 2,8% lên 110,5 điểm. Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản có thể chỉ tăng nhẹ trong tháng Tám, trước khi giảm trong tháng Chín, làm tăng khả năng nền kinh tế sẽ suy giảm trong quý 3.
Kinh tế Trung Quốc cần liều kích thích mới
Những số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc đang suy giảm, do đó, người ta cho rằng Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ phải hành động nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốc độ tăng trưởng.
Một số nhà kinh tế lo ngại rằng nếu không có những biện pháp kích thích kinh tế mới, Trung Quốc có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm 2012, so với mức tăng 9,3% của năm 2011 và 10,4% của năm 2010. Tăng trưởng GDP của nước này trong quý II chỉ đạt 7,6%, mức thấp nhất trong 3 năm qua và là quý sụt giảm thứ sáu liên tiếp.
Trong tháng Tám, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các nhà máy tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, chỉ còn 8,9% từ mức 9,2% trước đó.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn mục tiêu đề ra hồi đầu năm nay là duy trì mức tăng trưởng kim ngạch ngoại thương ở mức 10% trong năm 2012. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Tám tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2011 lên 178 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 2,6% trong cùng tháng xuống 151,3 tỷ USD, đưa thặng dư thương mại tăng lên 26,7 tỷ USD.
Bất chấp thặng dư thương mại tăng, những con số trên là một tin xấu đối với nền kinh tế mà xuất khẩu đóng góp tới 25% GDP và tạo việc làm cho khoảng 200 triệu người như Trung Quốc, và nhập khẩu giảm cũng là một hiện tượng không bình thường và là hồi chuông báo động cho Chính phủ, khi cho thấy nhu cầu nội địa đang yếu đi.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hồi đầu tháng Chín, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ xuất, nhập khẩu đi xuống và tăng trưởng nội địa thiếu cân bằng là những thách thức lớn đối với sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc.
Trong năm nay, Trung Quốc đã tiến hành một số biện pháp kích thích kinh tế như hạ lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, song rõ ràng là các biện pháp này cho đến nay chưa có tác động đến tăng trưởng.
Hiện nay, Trung Quốc không muốn lặp lại những sai lầm của 4 năm trước, nhưng với nhịp độ suy giảm kinh tế như hiện nay, nước này không có lựa chọn và để thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ Trung Quốc hiện ưu tiên nhiều hơn cho những công cụ hỗ trợ khác như kích thích tài khóa, mà cụ thể là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nước này vừa qua đã thông qua 55 dự án cơ sở hạ tầng với trị giá lên đến trên 1.000 tỷ Nhân dân tệ (157 tỷ USD)./.
Lê Minh (TTXVN)