Bốn ngân hàng lớn nhất của Anh bao gồm Barclays, HSBC, Lloyds và Ngân hàng Hoàng gia Scotland, đang phải đối mặt với nguy cơ phải chi thêm hơn 1 tỷ bảng (1,6 tỷ USD) nữa để đền bù thiệt hại cho các khách hàng liên quan đến vụ bê bối bán sai Bảo hiểm bảo vệ thanh toán (PPI) sau khi báo cáo kết quả kinh doanh đầy đủ cho cả năm 2012 trong vòng sáu tuần tới.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số ước tính ban đầu. Nếu điều đó xảy ra thì tổng số tiền mà bốn "đại gia" ngân hàng của "đảo quốc sương mù" phải chi ra cho vụ PPI sẽ lên tới hơn 11 tỷ bảng (17,6 tỷ USD) và đây sẽ trở thành vụ scandal lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Anh.
Hiện nay, các ngân hàng này đang thương lượng với Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) để đưa ra thời hạn hợp lý cho việc thanh toán tiền bồi thường cho các khách hàng bị bán sai sản phẩm PPI.
Trong một thông cáo, FSA cũng cho biết cơ quan này và Hiệp hội ngân hàng Anh (BBA) đang thảo luận khả năng đưa ra thời hạn cho việc bồi thường các khách hàng nếu như ngành ngân hàng tài trợ cho một chiến dịch quảng cáo rộng rãi nhằm đảm bảo các khách hàng đều hiểu về vấn đề PPI và biết cách tiến hành các thủ tục đòi bồi thường.
FSA khẳng định ưu tiên hàng đầu của cơ quan này là bảo vệ cách khách hàng, do đó tất cả các kiến nghị đều phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Các nhà phân tích cho rằng ngay cả khi ngành ngân hàng có đạt được thỏa thuận với FSA thì tổng chi phí mà các ngân hàng này sẽ phải chi ra cho vụ bê bối này có thể vượt ngưỡng 15 tỷ bảng (24 tỷ USD).
PPI là loại bảo hiểm không bắt buộc và khách hàng có quyền hủy cũng như yêu cầu bồi thường. Những khách hàng mua PPI sẽ được thanh toán khi bị mất việc vì ốm đau, song sẽ không được hưởng lợi từ loại bảo hiểm này nếu được hưởng trợ cấp của nhà nước hay những người lao động tự do.
PPI không được phép bán đồng thời với các sản phẩm tín dụng như các khoản vay hoặc thế chấp./.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số ước tính ban đầu. Nếu điều đó xảy ra thì tổng số tiền mà bốn "đại gia" ngân hàng của "đảo quốc sương mù" phải chi ra cho vụ PPI sẽ lên tới hơn 11 tỷ bảng (17,6 tỷ USD) và đây sẽ trở thành vụ scandal lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Anh.
Hiện nay, các ngân hàng này đang thương lượng với Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) để đưa ra thời hạn hợp lý cho việc thanh toán tiền bồi thường cho các khách hàng bị bán sai sản phẩm PPI.
Trong một thông cáo, FSA cũng cho biết cơ quan này và Hiệp hội ngân hàng Anh (BBA) đang thảo luận khả năng đưa ra thời hạn cho việc bồi thường các khách hàng nếu như ngành ngân hàng tài trợ cho một chiến dịch quảng cáo rộng rãi nhằm đảm bảo các khách hàng đều hiểu về vấn đề PPI và biết cách tiến hành các thủ tục đòi bồi thường.
FSA khẳng định ưu tiên hàng đầu của cơ quan này là bảo vệ cách khách hàng, do đó tất cả các kiến nghị đều phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Các nhà phân tích cho rằng ngay cả khi ngành ngân hàng có đạt được thỏa thuận với FSA thì tổng chi phí mà các ngân hàng này sẽ phải chi ra cho vụ bê bối này có thể vượt ngưỡng 15 tỷ bảng (24 tỷ USD).
PPI là loại bảo hiểm không bắt buộc và khách hàng có quyền hủy cũng như yêu cầu bồi thường. Những khách hàng mua PPI sẽ được thanh toán khi bị mất việc vì ốm đau, song sẽ không được hưởng lợi từ loại bảo hiểm này nếu được hưởng trợ cấp của nhà nước hay những người lao động tự do.
PPI không được phép bán đồng thời với các sản phẩm tín dụng như các khoản vay hoặc thế chấp./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)