Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cho biết từ cuối năm 2011 đến nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo hệ thống thanh tra, giám sát tăng cường, tích cực và chủ động thực hiện giám sát, thanh tra đối với các tổ chức dín dụng để phát hiện các yếu kém, làm cơ sở để Ngân hàng Nhà nước phân loại và xác định nhóm ngân hàng yếu kém để có biện pháp chỉ đạo chấn chỉnh, cơ cấu lại nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; trong đó có 3 ngân hàng đã hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng sẽ được hợp nhất với tổ chức tín dụng khác và 1 ngân hàng đã được sáp nhập, 3 ngân hàng đã được chấp thuận phương án tự cơ cấu lại. Đối với 1 ngân hàng yếu kém còn lại, Ngân hàng Nhà nước đang thẩm định phương án của ngân hàng này, tuy nhiên có khả năng phải sử dụng biện pháp can thiệp bắt buộc do phương án không khả thi.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo, triển khai các thủ tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại một số tổ chức tín dụng. Cho đến nay, tất cả các phương án tái cơ cấu ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, kể cả sáp nhập hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. Ngân hàng Nhà nước chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Đến nay, các ngân hàng yếu kém được cơ cấu lại theo phương án được phê duyệt đều có tình hình hoạt động ổn định, bảo đảm chi trả tiền gửi của nhân dân và có chiều hướng được cải thiện so với thời điểm bắt đầu thực hiện tái cơ cấu.
Trên kết quả thanh tra, giám sát thường xuyên, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng và chỉ đạo từng tổ chức tín dụng phải xây dựng phương án tái cơ cấu cự thể để củng cố, chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay ở mức lớn và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề thanh khoản, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh, đe dọa sự an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều hành chung. Tình trạng này dẫn đến việc hạn chế nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Từ cuối năm 2011, nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu lộ diện và có chiều hướng tăng nhanh buộc Ngân hàng Nhà nước phải nhanh chóng xây dựng, trình Chính phủ Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) giai đoạn 2011-2015 ngay trong những tháng đầu năm 2012, trong đó xác định xử lý nợ xấu là một trong các nội dung quan trọng của Đề án này.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khẳng định số liệu nợ xấu không phải là một con số bất biến mà thay đổi theo thời điểm thống kê số liệu, nguồn số liệu và phương pháp xác định. Vì vậy, việc trích dẫn số liệu mà không nói rõ nguồn, phương pháp xác định và thời điểm xác định dễ dẫn đến cho rằng sự thiếu nhất quán về số liệu nợ xấu.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang dựa trên hai nguồn số liệu khác nhau để giám sát tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng, bao gồm số liệu nợ xấu do các tổ chức tín dụng báo cáo và số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thông thường, số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cao hơn và đáng tin cậy hơn so với số liệu nợ xấu do các tổ chức tín dụng báo cáo do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có nhiều nguồn thông tin khác nhau để đánh giá chất lượng nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Trong điều kiện tình hình kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như hiện nay thì ít nhất là đến hết năm 2013 còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn - Ngân hàng Nhà nước đánh giá. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi thời hạn hiệu lực của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng), chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 1/6/2013 sang 1/6/2014.
Nếu không kéo dài thời hạn hiệu lực của Thông tư 02 thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp khó khăn và thiếu vốn. Điều này chưa phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu.
Thông tư 02 cũng chính là một chủ trương đúng, tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế và phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu, đồng thời phục vụ cho quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Việc dời thời điểm có hiệu lực thực hiện Thông tư 02 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng và tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện nhiều tiêu chí phân loại nợ trong hoạt động giám sát hiện nay của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã được đưa vào quy định tại Thông tư 02. Vì vậy, mặc dù hoãn thực hiện Thông tư 02 thêm 1 năm, nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ dựa trên kết quả giám sát nợ xấu của mình để tiến hành giám sát, thanh tra và đưa ra những cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng về tình hình chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, giám sát chất lượng tín dụng, việc chấp hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các trường hợp vi phạm quy định hoặc cố ý che giấu nợ xấu.
Cũng bởi vậy, Công ty quản lý tài sản (VAMC) được thành lập để giúp tổ chức tín dụng có thời gian (5 năm) nhằm phân bổ dần chi phí trích lập dự phòng rủi ro, tránh ghi nhận toàn bộ tổn thất về nợ xấu ngay lập tức. Trong điều kiện ngân sách nhà nước không có điều kiện hỗ trợ tài chính cho xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng, khách hàng vay phải gánh chịu chi phí xử lý nợ xấu; Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu. Sau 5 năm, ngay cả khi khoản nợ xấu không thể xử lý được thì tổ chức tín dụng cũng đã trích lập đủ dự phòng để xử lý khoản nợ đó. Đồng thời, 5 năm tới nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện thị trường sẽ cải thiện nhiều hơn trong một chu kỳ kinh tế mới thì tổ chức tín dụng có thêm cơ hội để xử lý nợ xấu.
[VAMC: Xử lý 70.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013]
Hiện phần lớn nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay là nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản mà việc xử lý, bán tài sản đảm bảo trong điều kiện thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay là rất khó khăn, giá trị thu hồi nợ xấu rất thấp. Do đó, bản thân các tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản bảo đảm cũng bị chậm trễ do khách hàng vay không hợp tác, vướng các thủ tục pháp lý, thủ tục khởi kiện và xét xử của tòa án, tiến trình thi hành án xử lý tài sản bảo đảm... Bởi vậy, khi VAMC đi vào hoạt động với các cơ chế hoạt động, một số quyền hạn đặc thù, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản bảo đảm, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng.
Theo đó, VAMC không chỉ xử lý nợ cho ngân hàng mà còn hỗ trợ, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, khách hàng vay vốn. Một nhóm các biện pháp xử lý nợ của VAMC được thiết kế để hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán; đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời... Các khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành./.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; trong đó có 3 ngân hàng đã hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng sẽ được hợp nhất với tổ chức tín dụng khác và 1 ngân hàng đã được sáp nhập, 3 ngân hàng đã được chấp thuận phương án tự cơ cấu lại. Đối với 1 ngân hàng yếu kém còn lại, Ngân hàng Nhà nước đang thẩm định phương án của ngân hàng này, tuy nhiên có khả năng phải sử dụng biện pháp can thiệp bắt buộc do phương án không khả thi.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo, triển khai các thủ tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại một số tổ chức tín dụng. Cho đến nay, tất cả các phương án tái cơ cấu ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, kể cả sáp nhập hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. Ngân hàng Nhà nước chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Đến nay, các ngân hàng yếu kém được cơ cấu lại theo phương án được phê duyệt đều có tình hình hoạt động ổn định, bảo đảm chi trả tiền gửi của nhân dân và có chiều hướng được cải thiện so với thời điểm bắt đầu thực hiện tái cơ cấu.
Trên kết quả thanh tra, giám sát thường xuyên, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng và chỉ đạo từng tổ chức tín dụng phải xây dựng phương án tái cơ cấu cự thể để củng cố, chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay ở mức lớn và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề thanh khoản, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh, đe dọa sự an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều hành chung. Tình trạng này dẫn đến việc hạn chế nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Từ cuối năm 2011, nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu lộ diện và có chiều hướng tăng nhanh buộc Ngân hàng Nhà nước phải nhanh chóng xây dựng, trình Chính phủ Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) giai đoạn 2011-2015 ngay trong những tháng đầu năm 2012, trong đó xác định xử lý nợ xấu là một trong các nội dung quan trọng của Đề án này.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khẳng định số liệu nợ xấu không phải là một con số bất biến mà thay đổi theo thời điểm thống kê số liệu, nguồn số liệu và phương pháp xác định. Vì vậy, việc trích dẫn số liệu mà không nói rõ nguồn, phương pháp xác định và thời điểm xác định dễ dẫn đến cho rằng sự thiếu nhất quán về số liệu nợ xấu.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang dựa trên hai nguồn số liệu khác nhau để giám sát tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng, bao gồm số liệu nợ xấu do các tổ chức tín dụng báo cáo và số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thông thường, số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cao hơn và đáng tin cậy hơn so với số liệu nợ xấu do các tổ chức tín dụng báo cáo do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có nhiều nguồn thông tin khác nhau để đánh giá chất lượng nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Trong điều kiện tình hình kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như hiện nay thì ít nhất là đến hết năm 2013 còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn - Ngân hàng Nhà nước đánh giá. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi thời hạn hiệu lực của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng), chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 1/6/2013 sang 1/6/2014.
Nếu không kéo dài thời hạn hiệu lực của Thông tư 02 thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp khó khăn và thiếu vốn. Điều này chưa phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu.
Thông tư 02 cũng chính là một chủ trương đúng, tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế và phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu, đồng thời phục vụ cho quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Việc dời thời điểm có hiệu lực thực hiện Thông tư 02 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng và tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện nhiều tiêu chí phân loại nợ trong hoạt động giám sát hiện nay của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã được đưa vào quy định tại Thông tư 02. Vì vậy, mặc dù hoãn thực hiện Thông tư 02 thêm 1 năm, nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ dựa trên kết quả giám sát nợ xấu của mình để tiến hành giám sát, thanh tra và đưa ra những cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng về tình hình chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, giám sát chất lượng tín dụng, việc chấp hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các trường hợp vi phạm quy định hoặc cố ý che giấu nợ xấu.
Cũng bởi vậy, Công ty quản lý tài sản (VAMC) được thành lập để giúp tổ chức tín dụng có thời gian (5 năm) nhằm phân bổ dần chi phí trích lập dự phòng rủi ro, tránh ghi nhận toàn bộ tổn thất về nợ xấu ngay lập tức. Trong điều kiện ngân sách nhà nước không có điều kiện hỗ trợ tài chính cho xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng, khách hàng vay phải gánh chịu chi phí xử lý nợ xấu; Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu. Sau 5 năm, ngay cả khi khoản nợ xấu không thể xử lý được thì tổ chức tín dụng cũng đã trích lập đủ dự phòng để xử lý khoản nợ đó. Đồng thời, 5 năm tới nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện thị trường sẽ cải thiện nhiều hơn trong một chu kỳ kinh tế mới thì tổ chức tín dụng có thêm cơ hội để xử lý nợ xấu.
[VAMC: Xử lý 70.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013]
Hiện phần lớn nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay là nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản mà việc xử lý, bán tài sản đảm bảo trong điều kiện thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay là rất khó khăn, giá trị thu hồi nợ xấu rất thấp. Do đó, bản thân các tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản bảo đảm cũng bị chậm trễ do khách hàng vay không hợp tác, vướng các thủ tục pháp lý, thủ tục khởi kiện và xét xử của tòa án, tiến trình thi hành án xử lý tài sản bảo đảm... Bởi vậy, khi VAMC đi vào hoạt động với các cơ chế hoạt động, một số quyền hạn đặc thù, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản bảo đảm, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng.
Theo đó, VAMC không chỉ xử lý nợ cho ngân hàng mà còn hỗ trợ, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, khách hàng vay vốn. Một nhóm các biện pháp xử lý nợ của VAMC được thiết kế để hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán; đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời... Các khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành./.
Thu Hằng (TTXVN)