Trong khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhận định Ấn Độ vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 7% và là một trong những nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới bất chấp việc kinh tế toàn cầu khó khăn, một số ngân hàng lớn và tổ chức kinh tế đã hạ triển vọng tăng trưởng của nước này.
Nhiều nhà phân tích độc lập dự đoán kinh tế nước này sẽ tăng trưởng dưới 7% trong tài khóa này, so với mức mục tiêu mà Chính phủ Ấn Độ có thể đưa ra là 7,35% trong tài khóa 2012 (kết thúc vào tháng 3/2013).
Lý do được đưa ra là do lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn, đồng rupee mất giá, sản lượng công nghiệp giảm sút và chính phủ không có hành động hữu hiệu, trong khi các điều kiện bên ngoài không thuận lợi.
Ngày 24/5, các nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong tài khóa 2012 từ mức 7,2% xuống 6,6%, trong khi ngân hàng Merrill Lynch hạ dự báo từ 6,8% xuống 6,5%, so với mức 6,7% của năm 2008-2009, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trước đó, Morgan Stanley đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ từ 7,5% xuống còn 6,8%. Mức dự báo mà Care Ratings đưa ra cho tăng trưởng kinh tế của nước này bị hạ từ 7,3% xuống 7%.
Morgan Stanley cũng dự đoán trong tài khóa 2011 kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng 6,5%, thấp hơn so với mức ước tính 6,9% của chính phủ.
Dự báo này gần giống với dự báo của các nhà phân tích Citigroup đưa ra ngày 25/4 rằng kinh tế Ấn Độ chỉ có thể tăng trưởng 6-7% trong tài khoá 2011.
Citigroup chưa xem xét lại mức dự báo tăng trưởng 7% GDP đã đưa ra đối với nền kinh tế Ấn Độ trong tài khoá 2012. Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế vào ngày 31/5 này.
Việc chính phủ Ấn Độ chưa có đủ những hành động cần thiết để củng cố tài chính là mối lo ngại hàng đầu mà các nhà phân tích đề cập tới.
Một số nhà phân tích dự đoán tình hình tài chính đáng lo ngại sẽ dẫn tới những quyết định bất lợi về xếp hạng tín nhiệm đối với Ấn Độ trong những tuần tới hoặc những tháng tới. Standards & Poor đã hạ bậc tín nhiệm của kinh tế Ấn Độ từ ổn định xuống tiêu cực.
Chỉ số Sensex của Ấn Độ đã giảm hơn 11% kể từ tháng 2/2012, do nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường chứng khoán, thâm hụt ngân sách trong tài khoá hiện nay khá cao và xuất khẩu tăng chậm ở mức một con số./.
Nhiều nhà phân tích độc lập dự đoán kinh tế nước này sẽ tăng trưởng dưới 7% trong tài khóa này, so với mức mục tiêu mà Chính phủ Ấn Độ có thể đưa ra là 7,35% trong tài khóa 2012 (kết thúc vào tháng 3/2013).
Lý do được đưa ra là do lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn, đồng rupee mất giá, sản lượng công nghiệp giảm sút và chính phủ không có hành động hữu hiệu, trong khi các điều kiện bên ngoài không thuận lợi.
Ngày 24/5, các nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong tài khóa 2012 từ mức 7,2% xuống 6,6%, trong khi ngân hàng Merrill Lynch hạ dự báo từ 6,8% xuống 6,5%, so với mức 6,7% của năm 2008-2009, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trước đó, Morgan Stanley đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ từ 7,5% xuống còn 6,8%. Mức dự báo mà Care Ratings đưa ra cho tăng trưởng kinh tế của nước này bị hạ từ 7,3% xuống 7%.
Morgan Stanley cũng dự đoán trong tài khóa 2011 kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng 6,5%, thấp hơn so với mức ước tính 6,9% của chính phủ.
Dự báo này gần giống với dự báo của các nhà phân tích Citigroup đưa ra ngày 25/4 rằng kinh tế Ấn Độ chỉ có thể tăng trưởng 6-7% trong tài khoá 2011.
Citigroup chưa xem xét lại mức dự báo tăng trưởng 7% GDP đã đưa ra đối với nền kinh tế Ấn Độ trong tài khoá 2012. Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế vào ngày 31/5 này.
Việc chính phủ Ấn Độ chưa có đủ những hành động cần thiết để củng cố tài chính là mối lo ngại hàng đầu mà các nhà phân tích đề cập tới.
Một số nhà phân tích dự đoán tình hình tài chính đáng lo ngại sẽ dẫn tới những quyết định bất lợi về xếp hạng tín nhiệm đối với Ấn Độ trong những tuần tới hoặc những tháng tới. Standards & Poor đã hạ bậc tín nhiệm của kinh tế Ấn Độ từ ổn định xuống tiêu cực.
Chỉ số Sensex của Ấn Độ đã giảm hơn 11% kể từ tháng 2/2012, do nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường chứng khoán, thâm hụt ngân sách trong tài khoá hiện nay khá cao và xuất khẩu tăng chậm ở mức một con số./.
Minh Lý (TTXVN)