Các ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc đang có kế hoạch chuyển hoạt động kinh doanh từ thủ đô London của Anh sang Luxembourg nhằm tránh khỏi những quy định chặt chẽ hơn ở nước này, trong đó có các yêu cầu liên quan đến khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
Trong một bức thư gửi tới Bộ Tài chính Anh gần đây, các ngân hàng này phàn nàn rằng họ cảm thấy ngày càng khó khăn khi hoạt động trong môi trường pháp lý hiện nay ở "xứ sở sương mù."
Các quy định hay thay đổi cùng với các yêu cầu khắt khe về khả năng thanh toán bằng tiền mặt buộc họ phải chuyển các hoạt động kinh doanh và thậm chí cả việc quản lý các hoạt động ở châu Âu ra khỏi London.
Một vấn đề chính nữa là các ngân hàng Trung Quốc bị Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) của Anh từ chối cấp phép mở chi nhánh ở nước này do không đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ hơn liên quan đến vấn đề tính minh bạch và vốn.
Trong khi đó, rất nhiều ngân hàng của Mỹ đã mở chi nhánh ở đây do các quy định trước đó ít khắt khe hơn so với hiện nay. Còn các ngân hàng thuộc Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) lại được phép tự do mở chi nhánh ở bất cứ quốc gia thành viên nào.
Động thái này được coi là một đòn đau đối với hy vọng của Chính phủ Anh nhằm biến London trở thành một trung tâm lớn ở châu Âu cho các ngân hàng Trung Quốc.
Nhiều ngân hàng quốc doanh lớn của nước này như Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đều đã bắt đầu làm ăn tại London từ trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới nổ ra vào năm 2008./.
Trong một bức thư gửi tới Bộ Tài chính Anh gần đây, các ngân hàng này phàn nàn rằng họ cảm thấy ngày càng khó khăn khi hoạt động trong môi trường pháp lý hiện nay ở "xứ sở sương mù."
Các quy định hay thay đổi cùng với các yêu cầu khắt khe về khả năng thanh toán bằng tiền mặt buộc họ phải chuyển các hoạt động kinh doanh và thậm chí cả việc quản lý các hoạt động ở châu Âu ra khỏi London.
Một vấn đề chính nữa là các ngân hàng Trung Quốc bị Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) của Anh từ chối cấp phép mở chi nhánh ở nước này do không đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ hơn liên quan đến vấn đề tính minh bạch và vốn.
Trong khi đó, rất nhiều ngân hàng của Mỹ đã mở chi nhánh ở đây do các quy định trước đó ít khắt khe hơn so với hiện nay. Còn các ngân hàng thuộc Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) lại được phép tự do mở chi nhánh ở bất cứ quốc gia thành viên nào.
Động thái này được coi là một đòn đau đối với hy vọng của Chính phủ Anh nhằm biến London trở thành một trung tâm lớn ở châu Âu cho các ngân hàng Trung Quốc.
Nhiều ngân hàng quốc doanh lớn của nước này như Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đều đã bắt đầu làm ăn tại London từ trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới nổ ra vào năm 2008./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)