Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học New South Wales của Australia đã phát minh ra một loại "mũi điện tử" có khả năng phát hiện ra người hút thuốc lá một cách nhanh chóng và chính xác mà không cần thử máu hoặc nước tiểu.
"Chiếc mũi điện tử" này sử dụng 32 bộ cảm biến, có thể thay đổi điện trở khi phát hiện hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) trong hơi thở nếu người đó hút thuốc.
Kết quả thử nghiệm xác định được chính xác 37 trong số 39 người tình nguyện xem ai là người hút thuốc và người không hút thuốc.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Paul Thomas cho biết, các nhà khoa học cũng tiến hành nhiều thử nghiệm, trong đó có kiểm tra chất dịch trong cơ thể và "mũi điện tử" có thể cho kết quả chính xác trong vài phút.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu thường sử dụng công nghệ đánh giá hành động hút thuốc lá thông qua khí carbon monoxide (CO) phả ra qua hơi thở.
Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ phát hiện được những người hút thuốc trong vòng vài giờ sau khi họ hút điếu cuối cùng.
Ngoài ra, kết quả cũng dễ nhầm lẫn vì đôi khi lượng carbone monocide có trong hơi thở lại đến từ những nguồn khác, chẳng hạn như khí thải giao thông.
Theo đánh giá, phát minh trên được coi là rất hữu ích cho bệnh nhân ghép tim vì họ không được phép hút thuốc sau khi phẫu thuật.
Mặc dù việc hút thuốc lá sau khi phẫu thuật ghép tim là rất nguy hiểm, nhưng một cuộc điều tra tại Australia vào năm 2001 cho thấy, 15% bệnh nhân sau khi được ghép tim vẫn lén hút thuốc.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng phát minh này cần phải trải qua một số thí nghiệm bổ sung trước khi chính thức sử dụng vào mục đích thương mại.
Một phát ngôn viên của Bộ Y tế Anh cho biết đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu, hệ thống "mũi điện tử" đòi hỏi phải được thử nghiệm sâu rộng hơn để chứng minh hiệu quả lâm sàng cũng như phải được sự chấp nhận của bệnh nhân.
Các công ty bảo hiểm tỏ ra rất quan tâm vì cho rằng "mũi điện tử" có thể được dùng để làm xét nghiệm cho các khách hàng muốn mua bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm nhân thọ, qua đó dễ dàng phát hiện được các trường hợp gian dối khi khách hàng khai báo về tình trạng sức khỏe của mình./.
"Chiếc mũi điện tử" này sử dụng 32 bộ cảm biến, có thể thay đổi điện trở khi phát hiện hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) trong hơi thở nếu người đó hút thuốc.
Kết quả thử nghiệm xác định được chính xác 37 trong số 39 người tình nguyện xem ai là người hút thuốc và người không hút thuốc.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Paul Thomas cho biết, các nhà khoa học cũng tiến hành nhiều thử nghiệm, trong đó có kiểm tra chất dịch trong cơ thể và "mũi điện tử" có thể cho kết quả chính xác trong vài phút.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu thường sử dụng công nghệ đánh giá hành động hút thuốc lá thông qua khí carbon monoxide (CO) phả ra qua hơi thở.
Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ phát hiện được những người hút thuốc trong vòng vài giờ sau khi họ hút điếu cuối cùng.
Ngoài ra, kết quả cũng dễ nhầm lẫn vì đôi khi lượng carbone monocide có trong hơi thở lại đến từ những nguồn khác, chẳng hạn như khí thải giao thông.
Theo đánh giá, phát minh trên được coi là rất hữu ích cho bệnh nhân ghép tim vì họ không được phép hút thuốc sau khi phẫu thuật.
Mặc dù việc hút thuốc lá sau khi phẫu thuật ghép tim là rất nguy hiểm, nhưng một cuộc điều tra tại Australia vào năm 2001 cho thấy, 15% bệnh nhân sau khi được ghép tim vẫn lén hút thuốc.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng phát minh này cần phải trải qua một số thí nghiệm bổ sung trước khi chính thức sử dụng vào mục đích thương mại.
Một phát ngôn viên của Bộ Y tế Anh cho biết đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu, hệ thống "mũi điện tử" đòi hỏi phải được thử nghiệm sâu rộng hơn để chứng minh hiệu quả lâm sàng cũng như phải được sự chấp nhận của bệnh nhân.
Các công ty bảo hiểm tỏ ra rất quan tâm vì cho rằng "mũi điện tử" có thể được dùng để làm xét nghiệm cho các khách hàng muốn mua bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm nhân thọ, qua đó dễ dàng phát hiện được các trường hợp gian dối khi khách hàng khai báo về tình trạng sức khỏe của mình./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)