Các nước BRICS nhấn mạnh vai trò của WTO, phản đối chủ nghĩa bảo hộ

Tổng thống Nga lưu ý nền kinh tế thế giới đang trong tình hình "rất đáng lo ngại" khi thương mại toàn cầu đang phải chịu những tác động từ "chủ nghĩa bảo hộ và những hạn chế mang động cơ chính trị."
Các nước BRICS nhấn mạnh vai trò của WTO, phản đối chủ nghĩa bảo hộ ảnh 1Lãnh đạo các nước nhóm BRICS. (Nguồn: indiatoday.in)

Ngày 28/6, bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra tại Osaka, Nhật Bản, lãnh đạo các nước nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đã nhóm họp để thảo luận về nhiều vấn đề nổi bật, trong đó có vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế toàn cầu và các cuộc tranh chấp thương mại.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng những ý đồ hòng hạ thấp vai trò của WTO hay phá hủy tổ chức này đều phản tác dụng. Ông Putin nêu rõ: "Rõ ràng là thương mại toàn cầu cần phải phù hợp với những diễn biến thời đại ngày nay... Chúng tôi xem bất cứ ý đồ nào nhằm phá hủy WTO hay hạ thấp vai trò của tổ chức này đều phản tác dụng."

Nhà lãnh đạo Nga cũng lưu ý nền kinh tế thế giới đang trong tình hình "rất đáng lo ngại" khi thương mại toàn cầu đang phải chịu những tác động từ "chủ nghĩa bảo hộ và những hạn chế mang động cơ chính trị."

[Lãnh đạo nhóm BRICS lên tiếng phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ]

Về phần mình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng sự phát triển kinh tế toàn cầu phần lớn đang chịu sự chi phối của các quyết định đơn phương. Ông nhấn mạnh cần tập trung vào việc cải cách WTO nhằm đảm bảo kinh tế toàn cầu đạt được sự phát triển cân bằng.

Thủ tướng Ấn Độ cũng nêu rõ các vấn đề khủng bố, biến đổi khí hậu và suy thoái toàn cầu là ba thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt. Ông nhấn mạnh cần chấm dứt mọi hình thức hỗ trợ khủng bố và phân biệt chủng tộc, khẳng định khủng bố là "mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại."

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ trích một số quốc gia phát triển theo đuổi những biện pháp mang tính bảo hộ đang làm bùng phát các cuộc tranh chấp thương mại và sự phong tỏa kinh tế, đồng thời gọi đây là nguy cơ lớn nhất làm gia tăng sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.

Ông nhấn mạnh những điều này "đang hủy hoại trật tự thương mại toàn cầu" cũng như "ảnh hưởng đến lợi ích chung của các nước, phủ bóng đen lên hòa bình và sự ổn định trên khắp thế giới." Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi các nước BRICS cần "nâng cao sức bền và năng lực ứng phó với các nguy cơ bên ngoài"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: technode)

Hàn Quốc: Kỷ nguyên robot đang đến gần

Giai đoạn cuối năm 2024 cũng chưa có nhiều người có thể dự đoán rằng robot sẽ trở thành ngôi sao bất ngờ trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc vào đầu năm 2025.

Nhà máy lọc dầu ở Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu lên mức cao nhất trong hơn bốn tháng

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 1,14 USD (1,43%) lên 80,90 USD/thùng vào lúc 14:41 (giờ Việt Nam) sau khi đạt mức cao nhất trong ngày là 81,49 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 27/8/2024.

Vàng thanh tại Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Séc ở Prague. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và có thể đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025, đặc biệt nếu chính sách kinh tế của Mỹ trở nên "khắc nghiệt hơn" đối với thị trường.

Xã Đông Tảo hiện có khoảng 1,5 vạn con gà thương phẩm, phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xác định gà Đông Tảo là sản phẩm đặc trưng nên trong nhiều năm qua, chính quyền các cấp của tỉnh Hưng Yên đã dành nhiều nguồn lực để quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển giống gà trên.