Các nước đang đối mặt với nguy cơ tị nạn môi trường cao do tình trạng sa mạc hóa, nước biển dâng, khan hiếm nước, chất thải độc hại và phóng xạ đang tăng lên với tốc độ đáng báo động.
Báo cáo của các nhà khoa học quốc tế và Liên hợp quốc nhấn mạnh những điều kiện thời tiết ngày càng cực đoan như bão lũ, lốc xoáy, động đất, sóng thần cùng với những thảm họa do chính con người gây ra như hạt nhân, ô nhiễm chất thải độc hại… đã buộc ngày càng nhiều người phải rời quê hương đi tị nạn môi trường ở các thành phố hoặc tới các nước phát triển.
Tình trạng sa mạc hóa đang diễn ra nghiêm trọng ở khắp nơi trên Trái Đất. Tại châu Phi, sa mạc Sahara không ngừng mở rộng về mọi hướng, buộc người dân các nước Morocco, Tunisia, Algeria phải di cư về hướng bờ biển Địa Trung Hải và người dân Nigeria di cư từ phía Bắc xuống phía Nam, làm giảm rất lớn diện tích đất canh tác.
Ở châu Mỹ, trước tác động của sa mạc hóa, diện tích đất canh tác của Brazil đã bị thu hẹp hơn 650.000km2, trong khi Mexico hàng năm mất hơn 1.000km2. Trong khi đó, hơn 24.000 ngôi làng ở Trung Quốc đã phải di dời trong nửa thế kỷ qua do sa mạc ở nước này không ngừng mở rộng.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người do chất thải độc hại hoặc phóng xạ nguy hiểm cũng đẩy nhanh làn sóng người tị nạn môi trường trong nửa thế kỷ qua. Tại Trung Quốc đã ghi nhận hơn 450 làng ung thư và thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã biến hàng triệu người thành dân tị nạn môi trường.
Các chuyên gia của Liên hợp quốc dự báo có tới 60 triệu người buộc phải di cư từ khu vực sa mạc Sahara tới Bắc Phi và châu Âu để tị nạn môi trường vào năm 2020. Họ đồng thời báo động tình trạng tị nạn môi trường do khan hiếm nước sẽ trở thành phổ biến vào năm 2050.
Liên hợp quốc kêu gọi chính phủ các nước cần phát triển các chính sách thích hợp để vượt qua thách thức lớn về tị nạn môi trường này. Thay vì thực hiện các biện pháp tốn kém xây dựng các bức tường biên giới và các thủ tục pháp lý khắc nghiệt chống nhập cư, các nước phát triển cần hợp tác với các nước đang phát triển để phục hồi các hệ thống hỗ trợ thiên nhiên như đất, nước, đồng cỏ, rừng tăng cường các nỗ lực chống biến đổi khí hậu và xóa đói nghèo ở các nước đang phát triển./.
Báo cáo của các nhà khoa học quốc tế và Liên hợp quốc nhấn mạnh những điều kiện thời tiết ngày càng cực đoan như bão lũ, lốc xoáy, động đất, sóng thần cùng với những thảm họa do chính con người gây ra như hạt nhân, ô nhiễm chất thải độc hại… đã buộc ngày càng nhiều người phải rời quê hương đi tị nạn môi trường ở các thành phố hoặc tới các nước phát triển.
Tình trạng sa mạc hóa đang diễn ra nghiêm trọng ở khắp nơi trên Trái Đất. Tại châu Phi, sa mạc Sahara không ngừng mở rộng về mọi hướng, buộc người dân các nước Morocco, Tunisia, Algeria phải di cư về hướng bờ biển Địa Trung Hải và người dân Nigeria di cư từ phía Bắc xuống phía Nam, làm giảm rất lớn diện tích đất canh tác.
Ở châu Mỹ, trước tác động của sa mạc hóa, diện tích đất canh tác của Brazil đã bị thu hẹp hơn 650.000km2, trong khi Mexico hàng năm mất hơn 1.000km2. Trong khi đó, hơn 24.000 ngôi làng ở Trung Quốc đã phải di dời trong nửa thế kỷ qua do sa mạc ở nước này không ngừng mở rộng.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người do chất thải độc hại hoặc phóng xạ nguy hiểm cũng đẩy nhanh làn sóng người tị nạn môi trường trong nửa thế kỷ qua. Tại Trung Quốc đã ghi nhận hơn 450 làng ung thư và thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã biến hàng triệu người thành dân tị nạn môi trường.
Các chuyên gia của Liên hợp quốc dự báo có tới 60 triệu người buộc phải di cư từ khu vực sa mạc Sahara tới Bắc Phi và châu Âu để tị nạn môi trường vào năm 2020. Họ đồng thời báo động tình trạng tị nạn môi trường do khan hiếm nước sẽ trở thành phổ biến vào năm 2050.
Liên hợp quốc kêu gọi chính phủ các nước cần phát triển các chính sách thích hợp để vượt qua thách thức lớn về tị nạn môi trường này. Thay vì thực hiện các biện pháp tốn kém xây dựng các bức tường biên giới và các thủ tục pháp lý khắc nghiệt chống nhập cư, các nước phát triển cần hợp tác với các nước đang phát triển để phục hồi các hệ thống hỗ trợ thiên nhiên như đất, nước, đồng cỏ, rừng tăng cường các nỗ lực chống biến đổi khí hậu và xóa đói nghèo ở các nước đang phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)