Ngày 3/5 tại cuộc họp thường kỳ ở Barcelona (Tây Ban Nha), trung tâm của "cơn bão nợ" hiện nay tại Khu vực đồng euro (Eurozone), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1% kể từ tháng 12/2011.
Đồng thời, ECB nhấn mạnh chính phủ các nước trong khu vực cần tự tìm cách thúc đẩy tăng trưởng miễn sao không đi ngược các quy định tài chính.
Sau một loạt biện pháp chính sách gần đây để hỗ trợ đồng euro và nền kinh tế Eurozone đang ngập trong nợ nần, giới phân tích nhận định ECB sẽ không cắt giảm lãi suất hay tiến hành thêm các biện pháp đối phó với khủng hoảng.
Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết ECB sẽ tiến hành thêm các biện pháp chống khủng hoảng, nhưng ông nhấn mạnh chính phủ các nước trong khu vực có nhiệm vụ phải tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng song hành với việc củng cố và ổn định tài chính.
Ông Draghi hy vọng nền kinh tế Eurozone có thể dần phục hồi trong những tháng cuối năm nay.
Hiện tại, ngày càng có nhiều nước Eurozone bắt đầu do dự thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà họ đã thực hiện trước đó để kiểm soát thâm hụt theo thỏa thuận tài chính mà các nước Liên minh châu Âu nhất trí gần đây. Ngay từ khi cuộc khủng hoảng nợ bùng phát, ECB đã không ngần ngại đảm nhiệm vai trò "cứu hỏa" trong cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Năm 2011, ECB đã đảo ngược chuỗi tăng lãi suất bằng việc hạ lãi suất ở Eurozone xuống mức thấp kỷ lục 1%, đồng thời khôi phục chương trình mua trái phiếu của các nước ngập trong nợ nần, nhằm giảm chi phí đi vay.
Gần đây nhất, ECB đã tiến hành hai chương trình tái cấp vốn dài hạn trong tháng 12/2011 và tháng Hai vừa qua, theo đó ngân hàng này đã bơm trên 1.000 tỷ euro (1.300 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng nhằm giảm bớt tình trạng khan hiếm tín dụng nguy hiểm.
Theo ông Draghi, những biện pháp nói trên chỉ mang tính tạm thời, không thể thay thế việc củng cố tài chính hoặc cải cách kinh tế sâu rộng và lâu dài trên toàn châu Âu. Dẫu vậy, ông cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để rút lại các biện pháp này.
Trong tổng số 17 nước Eurozone, có 8 nước đã rơi vào suy thoái. Ủy ban châu Âu dự báo kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,3% trong năm nay./.
Đồng thời, ECB nhấn mạnh chính phủ các nước trong khu vực cần tự tìm cách thúc đẩy tăng trưởng miễn sao không đi ngược các quy định tài chính.
Sau một loạt biện pháp chính sách gần đây để hỗ trợ đồng euro và nền kinh tế Eurozone đang ngập trong nợ nần, giới phân tích nhận định ECB sẽ không cắt giảm lãi suất hay tiến hành thêm các biện pháp đối phó với khủng hoảng.
Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết ECB sẽ tiến hành thêm các biện pháp chống khủng hoảng, nhưng ông nhấn mạnh chính phủ các nước trong khu vực có nhiệm vụ phải tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng song hành với việc củng cố và ổn định tài chính.
Ông Draghi hy vọng nền kinh tế Eurozone có thể dần phục hồi trong những tháng cuối năm nay.
Hiện tại, ngày càng có nhiều nước Eurozone bắt đầu do dự thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà họ đã thực hiện trước đó để kiểm soát thâm hụt theo thỏa thuận tài chính mà các nước Liên minh châu Âu nhất trí gần đây. Ngay từ khi cuộc khủng hoảng nợ bùng phát, ECB đã không ngần ngại đảm nhiệm vai trò "cứu hỏa" trong cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Năm 2011, ECB đã đảo ngược chuỗi tăng lãi suất bằng việc hạ lãi suất ở Eurozone xuống mức thấp kỷ lục 1%, đồng thời khôi phục chương trình mua trái phiếu của các nước ngập trong nợ nần, nhằm giảm chi phí đi vay.
Gần đây nhất, ECB đã tiến hành hai chương trình tái cấp vốn dài hạn trong tháng 12/2011 và tháng Hai vừa qua, theo đó ngân hàng này đã bơm trên 1.000 tỷ euro (1.300 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng nhằm giảm bớt tình trạng khan hiếm tín dụng nguy hiểm.
Theo ông Draghi, những biện pháp nói trên chỉ mang tính tạm thời, không thể thay thế việc củng cố tài chính hoặc cải cách kinh tế sâu rộng và lâu dài trên toàn châu Âu. Dẫu vậy, ông cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để rút lại các biện pháp này.
Trong tổng số 17 nước Eurozone, có 8 nước đã rơi vào suy thoái. Ủy ban châu Âu dự báo kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,3% trong năm nay./.
Như Mai (TTXVN)