Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, toàn vùng vừa xuất thêm 15.000 tấn cá tra, nâng tổng lượng xuất từ đầu năm đến nay được 65.000 tấn, tăng trên 4.000 tấn so cùng kỳ năm 2011, trị giá 195 triệu USD.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không tăng diện tích ao nuôi mà tập trung cho việc nâng chất lượng con cá tra.
Năm 2012 các tỉnh có kế hoạch xuất 600.000 tấn cá tra, tương đương với năm 2011. Để hoàn thành chỉ tiêu này, Đồng bằng sông Cửu Long đưa 6.000ha mặt nước nuôi cá tra, tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bến Tre và thành phố Cần Thơ.
Các tỉnh quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn, vùng nuôi lớn đi đôi với nâng cấp hạ tầng để người nuôi có điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế (như SQF 1000, Global GAP…) để người nuôi và doanh nghiệp chế biến không phải đối phó với các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Các tỉnh trong vùng không nuôi cá cao sản tràn lan mà chỉ nuôi tại khu vực có diện tích rộng trên 10ha nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông rạch đồng thời phải liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với nhà máy chế biến về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu cũng như thiếu nguyên liệu chế biến.
Các tỉnh tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng tiêu thụ nội địa thông qua các chợ cá đầu mối, các nhà hàng, khách sạn... bằng các dạng sản phẩm tươi sống, phi lê, đông lạnh, băm viên; ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, bảo quản, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến..../.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không tăng diện tích ao nuôi mà tập trung cho việc nâng chất lượng con cá tra.
Năm 2012 các tỉnh có kế hoạch xuất 600.000 tấn cá tra, tương đương với năm 2011. Để hoàn thành chỉ tiêu này, Đồng bằng sông Cửu Long đưa 6.000ha mặt nước nuôi cá tra, tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bến Tre và thành phố Cần Thơ.
Các tỉnh quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn, vùng nuôi lớn đi đôi với nâng cấp hạ tầng để người nuôi có điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế (như SQF 1000, Global GAP…) để người nuôi và doanh nghiệp chế biến không phải đối phó với các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Các tỉnh trong vùng không nuôi cá cao sản tràn lan mà chỉ nuôi tại khu vực có diện tích rộng trên 10ha nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông rạch đồng thời phải liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với nhà máy chế biến về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu cũng như thiếu nguyên liệu chế biến.
Các tỉnh tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng tiêu thụ nội địa thông qua các chợ cá đầu mối, các nhà hàng, khách sạn... bằng các dạng sản phẩm tươi sống, phi lê, đông lạnh, băm viên; ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, bảo quản, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến..../.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)