Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố phải đóng góp tích cực vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược cho Trung ương, cán bộ chủ chốt cho các địa phương.
Phát biểu tại Hội nghị cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của hệ thống Học viện Chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố triển khai nhiệm vụ năm học mới (2010-2011), tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/8, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, tốt nghiệp ra trường, các học viên phải có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức, lối sống lành mạnh, không tham nhũng, có trình độ lý luận chính trị sâu sắc, tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức rộng, thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đội ngũ cán bộ đó có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách làm việc khoa học, gắn bó với nhân dân; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám đấu tranh phê phán cái sai, phê phán những tư tưởng lệch lạc; bảo vệ cái đúng; rèn luyện đức tính khiêm tốn, cầu thị; chống tư tưởng chủ quan, tự mãn, xa dân, xem thường lợi ích của nhân dân; là những tấm gương trong việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được nhân dân tin cậy, yêu mến.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Trương Tấn Sang biểu dương những nỗ lực phấn đấu và những kết quả đã đạt được của Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố và yêu cầu cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, giáo trình, nội dung và phương pháp dạy và học; nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; gắn lý luận với những vấn đề thực tiễn của đất nước, các địa phương.
Công tác quản lý giáo dục-đào tạo cũng cần được tăng cường; đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, phát huy tốt hơn vai trò của một trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị-hành chính.
Đồng thời, phải lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng bộ và cơ quan trong sạch, vững mạnh về mọi mặt; xây dựng đội ngũ cán bộ của nhà trường có phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, kiến thức khoa học, chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Tại hội nghị, giáo sư, tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, phương hướng chung năm học tới của Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường bộ, ngành là kiện toàn tổ chức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt công tác, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, lập nhiều thành tích thiết thực chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Hội nghị kết thúc ngày 6/8./.
Phát biểu tại Hội nghị cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của hệ thống Học viện Chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố triển khai nhiệm vụ năm học mới (2010-2011), tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/8, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, tốt nghiệp ra trường, các học viên phải có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức, lối sống lành mạnh, không tham nhũng, có trình độ lý luận chính trị sâu sắc, tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức rộng, thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đội ngũ cán bộ đó có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách làm việc khoa học, gắn bó với nhân dân; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám đấu tranh phê phán cái sai, phê phán những tư tưởng lệch lạc; bảo vệ cái đúng; rèn luyện đức tính khiêm tốn, cầu thị; chống tư tưởng chủ quan, tự mãn, xa dân, xem thường lợi ích của nhân dân; là những tấm gương trong việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được nhân dân tin cậy, yêu mến.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Trương Tấn Sang biểu dương những nỗ lực phấn đấu và những kết quả đã đạt được của Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố và yêu cầu cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, giáo trình, nội dung và phương pháp dạy và học; nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; gắn lý luận với những vấn đề thực tiễn của đất nước, các địa phương.
Công tác quản lý giáo dục-đào tạo cũng cần được tăng cường; đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, phát huy tốt hơn vai trò của một trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị-hành chính.
Đồng thời, phải lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng bộ và cơ quan trong sạch, vững mạnh về mọi mặt; xây dựng đội ngũ cán bộ của nhà trường có phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, kiến thức khoa học, chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Tại hội nghị, giáo sư, tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, phương hướng chung năm học tới của Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường bộ, ngành là kiện toàn tổ chức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt công tác, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, lập nhiều thành tích thiết thực chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Hội nghị kết thúc ngày 6/8./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)