Tham dự có đại diện của 22 trường đại học thuộc mạng lưới các trường đạihọc hàng đầu của 10 nước Đông Nam Á (AUN) gồm Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia,Philippines, Thái Lan, Singapore, Campuchia và Việt Nam.
Trong đó có các trườngđại học như Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Singapore(NUS), Đại học Philippines, Đại học Gadjah Mada (Indonesia), Đại học SainsMalaysia, Đại học Chulalongkorn Thái Lan.
Hội nghị đã thảo luận nhằm thống nhất các ý kiến để hoàn thiện Hệ thốngchuyển đổi tín chỉ ASEAN (ACTS), tạo điều kiện để các sinh viên trong AUN có thểchuyển từ trường này sang học trường khác thuộc mạng lưới, hoặc thực hiện chươngtrình trao đổi sinh viên trong thời gian 1 học kỳ và có thể ngắn hơn (Ví dụ: 3tháng học hè).
ACTS góp phần hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015, đồng thời tăngcường sự hợp tác ở bậc giáo dục đại học ASEAN, mở rộng lựa chọn về chương trìnhhọc và khóa học cho sinh viên trong khối ASEAN.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia Thànhphố Hồ Chí Minh hệ thống chuyển đổi tín chỉ mạng lưới các trường đại học ở châuÂu (ECTS) đã góp phần tạo ra sự năng động và sức mạnh chung cho hệ thống giáodục đại học châu Âu. Do đó, việc hoàn thiện ACTS là rất quan trọng và cần thiết,là con đường hợp tác, liên thông và phát triển giáo dục đại học ở các quốc giaASEAN.
Giáo sư, tiến sĩ Nantana Gajaseni, Giám đốc điều hành AUN cho biết Hộinghị ACTS lần thứ nhất tổ chức tại Đại học De La Salle (Philippines) đã thốngnhất các nguyên tắc áp dụng cho ACTS. Những nguyên tắc này sẽ được hoàn thiệntại Hội nghị lần 2 này và cho triển khai đồng bộ tại các trường đại học thuộcAUN.
Theo ông Nantana Gajaseni, ACTS được áp dụng cho tất cảcác chương trình mở thông qua chương trình trao đổi sinh viên AUN. Khi quy đổitín chỉ, thời gian học và đầu ra cho hệ thống, ACTS sẽ tính đến các hệ thống tínchỉ sẵn có của các trường và các quốc gia. ACTS cũng không yêu cầu phải thay đổihệ thống tín chỉ sẵn có của trường hay của quốc gia.../.