Kết quả sau thời gian điều trị thí điểm Methadone tại thành phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong số 1.735 người nghiện tham gia điều trị bằng Methadone, sau chín tháng chỉ còn 12,5% trong số này sử dụng heroin, số còn lại tần suất tiêm chích đã giảm rõ rệt.
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị chuyên đề "Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone," được tổ chức ngày 7/4.
Thêm vào đó, chất lượng sống của người được điều trị Methadone đã cải thiện rõ rệt, số người có công ăn việc làm tăng 12%, số người vi phạm pháp luật trong số những người tham gia chương trình đã giảm.
Chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, yêu cầu Bộ Y tế sớm hoàn thành đề án sản xuất và sử dụng thuốc Methadone tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015.
Bộ cần tiếp tục xây dựng, sửa đổi và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chương trình Methadone để các tỉnh, thành phố có căn cứ thực hiện được thuận lợi.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ, tạo điều kiện tìm việc làm cho nhóm người nghiện ma túy tham gia điều trị bằng Methadone.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục đẩy mạnh việc chỉ đạo thực hiện chương trình tại các cơ sở điều trị, đảm bảo cho những bệnh nhân đã và đang điều trị được theo dõi đầy đủ, chất lượng.
Chương trình Methadone tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã được sự ủng hộ của người nghiện ma túy và gia đình họ cũng như cộng đồng, tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị và có tác dụng phụ rất thấp.
Trong quá trình điều trị, chưa có bệnh nhân nào tử vong do quá liều hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Đa số bệnh nhân có cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống.
Với những kết quả thu được tại hai thành phố trên, Bộ Y tế cho biết Chính phủ đã chính thức cho phép mở rộng chương trình Methadone ra các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.
Dự kiến đến hết năm 2015, chương trình Methadone sẽ điều trị cho khoảng 80.000 bệnh nhân là người nghiện ma túy trong cộng đồng./.
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị chuyên đề "Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone," được tổ chức ngày 7/4.
Thêm vào đó, chất lượng sống của người được điều trị Methadone đã cải thiện rõ rệt, số người có công ăn việc làm tăng 12%, số người vi phạm pháp luật trong số những người tham gia chương trình đã giảm.
Chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, yêu cầu Bộ Y tế sớm hoàn thành đề án sản xuất và sử dụng thuốc Methadone tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015.
Bộ cần tiếp tục xây dựng, sửa đổi và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chương trình Methadone để các tỉnh, thành phố có căn cứ thực hiện được thuận lợi.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ, tạo điều kiện tìm việc làm cho nhóm người nghiện ma túy tham gia điều trị bằng Methadone.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục đẩy mạnh việc chỉ đạo thực hiện chương trình tại các cơ sở điều trị, đảm bảo cho những bệnh nhân đã và đang điều trị được theo dõi đầy đủ, chất lượng.
Chương trình Methadone tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã được sự ủng hộ của người nghiện ma túy và gia đình họ cũng như cộng đồng, tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị và có tác dụng phụ rất thấp.
Trong quá trình điều trị, chưa có bệnh nhân nào tử vong do quá liều hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Đa số bệnh nhân có cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống.
Với những kết quả thu được tại hai thành phố trên, Bộ Y tế cho biết Chính phủ đã chính thức cho phép mở rộng chương trình Methadone ra các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.
Dự kiến đến hết năm 2015, chương trình Methadone sẽ điều trị cho khoảng 80.000 bệnh nhân là người nghiện ma túy trong cộng đồng./.
PV (Vietnam+)