Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết trong năm 2010 ngành sẽ đảm bảo đầu tư cơ bản tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, phát triển các loại hình y tế theo hình thức xã hội hóa và rút ngắn ngày điều trị, từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Nhằm giảm tải tuyến trên và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, một trong những giải pháp ngành y tế triển khai khẩn trương là vừa xây dựng các cơ sở y tế tuyến cơ sở vừa đào tạo nguồn nhân lực và trang bị phương tiện. Ngành sẽ giải quyết tình trạng xuống cấp của các trạm y tế xã, đảm bảo 100% xã có nhà trạm, trang thiết bị hoạt động.
Được phép của Chính phủ, ngành y tế đã sử dụng trái phiếu Chính phủ để thực hiện nâng cấp 621 cơ sở y tế tuyến huyện, 16 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và một số bệnh viện chuyên khoa, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại địa phương.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, mở rộng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tới tận tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa (để 80% cơ sở y tế nơi đây đạt tiêu chuẩn quốc gia, thu hút 80% số người khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế).
Ngành đầu tư xây dựng Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm ở miền Bắc, đồng thời phát triển các viện khu vực miền Trung, Nam bộ theo quy hoạch phát triển hệ thống y tế.
Ngoài ra, ngành y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, đầu mối lưu thông, phân phối cho các cơ sở bếp ăn tập thể, nhà máy, xí nghiệp, trường học và sản phẩm lưu hành với số lượng lớn trên thị trường.
Việt Nam là một trong số các quốc gia đã nhanh chóng và làm chủ các công nghệ sản xuất vắcxin. 9/10 loại vắcxin tiêm phòng cho trẻ em đều đã được sản xuất trong nước. Từ nay đến cuối năm 2010, Việt Nam sẽ tự sản xuất vắcxin cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1./.
Nhằm giảm tải tuyến trên và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, một trong những giải pháp ngành y tế triển khai khẩn trương là vừa xây dựng các cơ sở y tế tuyến cơ sở vừa đào tạo nguồn nhân lực và trang bị phương tiện. Ngành sẽ giải quyết tình trạng xuống cấp của các trạm y tế xã, đảm bảo 100% xã có nhà trạm, trang thiết bị hoạt động.
Được phép của Chính phủ, ngành y tế đã sử dụng trái phiếu Chính phủ để thực hiện nâng cấp 621 cơ sở y tế tuyến huyện, 16 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và một số bệnh viện chuyên khoa, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại địa phương.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, mở rộng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tới tận tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa (để 80% cơ sở y tế nơi đây đạt tiêu chuẩn quốc gia, thu hút 80% số người khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế).
Ngành đầu tư xây dựng Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm ở miền Bắc, đồng thời phát triển các viện khu vực miền Trung, Nam bộ theo quy hoạch phát triển hệ thống y tế.
Ngoài ra, ngành y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, đầu mối lưu thông, phân phối cho các cơ sở bếp ăn tập thể, nhà máy, xí nghiệp, trường học và sản phẩm lưu hành với số lượng lớn trên thị trường.
Việt Nam là một trong số các quốc gia đã nhanh chóng và làm chủ các công nghệ sản xuất vắcxin. 9/10 loại vắcxin tiêm phòng cho trẻ em đều đã được sản xuất trong nước. Từ nay đến cuối năm 2010, Việt Nam sẽ tự sản xuất vắcxin cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1./.
Nhật Minh (Vietnam+)